Đăng nhập

    Không tài khoản?

    Quên mật khẩu

      or

      Đăng ký

        Đã có tài khoản?
        Quá trình xác minh đã hoàn tất

        Đặt lại mật khẩu

          Bạn đã đăng ký thành công trên trang này. Vui lòng kiểm tra email của bạn để xem thư xác minh.
          Report Listing Anonymously
          Thanks for taking the time to report this listing. We will check and take necessary steps.
          Không nên liệt kê căn hộ này trên trang web nàyĐây không phải là chỗ ở cho thuêNội dung không phù hợp hoặc spamẢnh không đúng hoặc lừa đảoOther
          Vietnamhouse.vn
          • Tiền tệ
            • AED
            • AFN
            • ALL
            • AMD
            • ANG
            • AOA
            • ARS
            • AUD
            • AWG
            • AZN
            • BAM
            • BBD
            • BDT
            • BGN
            • BHD
            • BMD
            • BND
            • BOB
            • BRL
            • BSD
            • BTN
            • BWP
            • BZD
            • CAD
            • CDF
            • CHF
            • CLP
            • CNY
            • COP
            • CRC
            • CUP
            • CVE
            • CZK
            • DJF
            • DKK
            • DOP
            • DZD
            • EGP
            • ETB
            • EUR
            • FJD
            • FKP
            • GBP
            • GEL
            • GHS
            • GIP
            • GMD
            • GNF
            • GTQ
            • GYD
            • HKD
            • HNL
            • HRK
            • HTG
            • HUF
            • ILS
            • INR
            • ISK
            • JMD
            • JOD
            • JPY
            • KGS
            • KHR
            • KMF
            • KPW
            • KRW
            • KWD
            • KYD
            • KZT
            • LAK
            • LBP
            • LKR
            • LRD
            • LSL
            • LTL
            • LVL
            • LYD
            • MAD
            • MDL
            • MGA
            • MKD
            • MMK
            • MNT
            • MOP
            • MRO
            • MUR
            • MVR
            • MWK
            • MXN
            • MYR
            • MZN
            • NAD
            • NGN
            • NIO
            • NOK
            • NPR
            • NZD
            • OMR
            • PAB
            • PEN
            • PGK
            • PHP
            • PKR
            • PLN
            • PYG
            • QAR
            • RON
            • RUB
            • RWF
            • SAR
            • SBD
            • SCR
            • SDG
            • SEK
            • SGD
            • SHP
            • SLL
            • SOS
            • SVC
            • SYP
            • SZL
            • TJS
            • TMT
            • TND
            • TOP
            • TRY
            • TTD
            • TWD
            • USD
            • UYU
            • UZS
            • VEF
            • VND
            • VUV
            • WST
            • XCD
            • XDR
            • XOF
            • XPF
            • YER
            • ZAR
            • ZWL
          • Đăng ký Đăng nhập
          • EnglishVietnamese
          • Hà Nội
          • Hồ Chí Minh
          • Đà Nẵng
          • Nha Trang
          • Vũng Tàu
          • Quảng Nam
          • Huế
          • Hạ Long
          • Blog – Cẩm nang và chia sẻ
            • Blog
            • Cẩm nang Phượt
            • Giới thiệu Homestay mới
          1. Home
          2. Blog Category

          Hot Line: 083 530 0000

          03/08/2019 | phongviet | Blog

          Từ choáng tới ngất với độ bẩn của các ‘thượng đế’ khi thuê phòng

          Nhiều người dùng tỏ ra chán nản trước ý thức của một bộ phận khách Việt Nam khi chứng kiến hình ảnh những ‘bãi rác’ bỏ lại phòng nghỉ sau mỗi chuyến du lịch.

          “Khách hàng là thượng đế” được xem như tôn chỉ trong ngành dịch vụ để đem đến cho người sử dụng sự thoải mái nhất. Tuy nhiên, các “thượng đế” đôi khi cũng lạm quyền khiến những bên cung cấp dịch vụ như khách sạn hay homestay… phải tức điên.

          Nhiều trường hợp khách hàng “cậy” là người trả tiền thuê phòng đã tự cho mình quyền xả rác, bày bừa thỏa thích, mặc cho những người phục vụ sau đó phải oằn lưng dọn dẹp…

          Đánh giá homestay 1 sao vì bị phàn nàn ở bẩn

          Các tín đồ du lịch Đà Lạt gần đây đang xôn xao trước các hình ảnh “bẩn không tả nổi” của một nhóm khách hàng do tài khoản Duy Nguyen đăng tải. Theo người này, đoàn khách đã thuê nguyên căn một homestay tại Đà Lạt từ 22-25/7.

          Thay vì giờ check-in lúc 14h, chủ nhà đã cho đoàn khách tới từ 9h và trả phòng muộn không phụ phí. Tuy nhiên, khi nhận lại phòng, phía homestay đã phải bàng hoàng trước cảnh tượng nhìn thấy. Các vị khách vứt rác bừa bãi khắp phòng, dùng khăn tắm làm giẻ lau, sử dụng nồi đến mức cháy đen… Theo Duy Nguyen, phía homestay đã yêu cầu những người này phải bồi thường thiệt hại. Sau khi giải quyết ổn thỏa, nhóm khách lại đánh giá 1 sao cho homestay.

          Homestay Đà Lạt bị nhóm khách ở bẩn đánh giá 1 sao. Ảnh: Duy Nguyen.

          Sau khi được đăng tải, câu chuyện trên đã thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng mạng. Nhiều người dùng thừa nhận “cạn lời” trước ý thức quá kém từ các bạn trẻ. “Người ta đã đối tốt với mình mà lại đi đâm sau lưng, đánh giá xấu về homestay. Tôi không hiểu những người này đang nghĩ gì”, tài khoản Tùng Nguyễn bày tỏ quan điểm.

          Ngay sau đó, nhóm khách này cũng đã lên tiếng xin lỗi phía homestay vì hành động của mình. Vinh Khánh, người đã đánh giá 1 sao homestay, cho biết mình đã sai khi hành xử như vậy. Người này cũng cảm ơn homestay “vì đã cho mình một bài học đắt giá”. Phía homestay Đà Lạt cho biết họ chấp nhận lời xin lỗi từ khách hàng bởi “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không muốn đánh người chạy lại”.

          Khách hàng ở 5 sao cũng bẩn

          Hồi tháng 6, nhiều cư dân mạng cũng chán nản trước “độ ở bẩn” của một nhóm khách khá giả. Được biết, những người này thuê một khách sạn sang trọng ở Hạ Long. Tuy nhiên, khi rời đi, họ bỏ lại cho các nhân viên dọn phòng một “bãi chiến trường” ngập rác.

          Theo chủ nhân bài viết, phòng của nhóm khách này thực sự là nỗi kinh hoàng với đủ loại rác thải từ mì tôm đến chai nhựa. Các vật dụng trong phòng cũng mỗi thứ một nơi khiến nhân viên dọn dẹp tìm mỏi mắt.

          “Có tiền nhưng không mua được ý thức”, Nguyễn Hoàng bức xúc. Đồng quan điểm, tài khoản Hoàng Giang cho rằng: “Nhìn khách sạn này cũng thuộc dạng sang xịn ở Hạ Long đấy. Khách hàng có tiền thuê nhưng lại thiếu tiền đi học ý thức. Thật sự chán với những người đến giờ vẫn còn suy nghĩ bỏ tiền ra là mình thành thượng đế”.

          Ý thức kém của nhóm người thuê khách sạn xịn tại Hạ Long. Ảnh: Đào Khánh.

          Người dùng Khánh An lại tỏ ra thông cảm với nỗi khổ của nhân viên dọn phòng sau đó. “Cuối cùng, khổ nhất vẫn là nhân viên dọn phòng. Cũng biết nghề của họ là vậy nhưng phen này mệt đấy. Ai bắt mình dọn đống này chắc ngất ra luôn”, cô chia sẻ.

          Những con sâu làm rầu nồi canh

          Năm 2015, cộng đồng mạng Việt Nam từng được phen dậy sóng với bài chia sẻ của một nữ nhân viên dọn phòng khách sạn 4 sao ở Singapore. Theo người này, những khách hàng Việt Nam trong mắt họ “vô cùng bê bối”.

          Tác giả bài viết cho rằng người Việt khi ở khách sạn đa phần có thói quen bày bừa, xả rác lung tung dù phòng có thùng rác. Nữ nhân viên này còn kêu gọi khách Việt “hãy thương lấy những người dọn phòng”.

          Thời điểm đó, bài đăng đã được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Nhiều tài khoản cũng “góp thêm” không ít câu chuyện ngán ngẩm của một bộ phận dân Việt Nam thiếu ý thức khi du lịch nước ngoài.

          Nhân viên dọn phòng nhiều nơi cảm thấy ngán ngẩm với ý thức của khách Việt Nam. Ảnh minh họa.

          “Trường hợp tôi gặp không phải trong khách sạn như bạn nữ này kể nhưng cũng ngán ngẩm chẳng kém. Hôm đấy, tôi đang ngồi ăn ở nhà hàng tại Las Vegas (Mỹ) thì có đoàn khách nước mình bước vào, cười nói ầm ầm. Nhiều người xung quanh tỏ ra ngán ngẩm, phải đứng lên và yêu cầu nhân viên gói đồ ăn dở vào hộp. Khi tôi tiến gần và nhìn dưới chân họ thì giấy ăn vứt đầy ra đấy”, tài khoản Thiên Bình chia sẻ trải nghiệm. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cũng bày tỏ: “Nếu là thượng đế thì càng phải cư xử đúng đẳng cấp của mình nhé”.

          Giải quyết ra sao với khách ở bẩn?

          Hồi tháng 6, một bài đăng với câu hỏi “Khách thuê phòng ở bẩn phải xử lý thế nào” trong nhóm du lịch Vũng Tàu đã nhận được nhiều chú ý. Câu hỏi này dường như đã “chạm đúng chỗ ngứa” bấy lâu của nhiều chủ khách sạn, homestay.

          Đa số các bình luận đều cho rằng xử phạt hành chính là cách làm nhanh gọn nhất. Tuy nhiên, không ít người dùng thừa nhận ngay cả khi đã dán nội quy, khách vẫn “hồn nhiên” vứt rác khắp nơi vì suy nghĩ “chúng tôi là thượng đế”.

          Câu hỏi đối phó thế nào với khách hàng ở bẩn cũng được nhiều người dùng nước ngoài đem ra thảo luận.

          Ở một bài đăng trên cộng đồng người cung cấp ứng dụng thuê phòng, tài khoản Erza6 đã “kêu cứu” với những đồng nghiệp về tình trạng này. Anh cho biết mình đã cân nhắc việc tăng phí dọn phòng lên 10 USD. Tuy nhiên, Erza6 nghĩ rằng điều này không công bằng với các khách hàng sạch sẽ.

          Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các “thượng đế ở bẩn”, nhiều người dùng cho rằng không gì tốt hơn ngoài việc chủ homestay, khách sạn cần tự nâng cao đánh giá bản thân trên ứng dụng. Bằng cách này, họ có thể thu hút nhóm đối tượng khách cao hơn, đi kèm với ý thức tốt.

          Một số ý kiến khác nghĩ rằng việc tăng giá phạt hoặc dịch vụ dọn dẹp là điều cần thiết. Như vậy, bạn vẫn có thể nhận lại những gì mình xứng đáng khi dọn phòng cho khách bẩn. “Với những khách hàng sạch sẽ, anh có thể trừ bớt khoản phí này của họ vào lúc trả phòng. Tôi không nghĩ có giải pháp nào tốt hơn”, Paul97 cho biết.

          Để khiến các khách hàng ở bẩn không còn đường cãi, người dùng Mike340 khuyên đồng nghiệp phải chụp ảnh trước và sau khi dọn. “Điều này rất quan trọng để làm bằng chứng. Anh tốt hơn nên quay lại căn phòng và quá trình dọn của mình. Trong trường hợp bị đánh giá xấu hay tố ngược, đó sẽ là bằng chứng cho anh”, người này tiết lộ bí quyết.

          Theo Zing

          Thông tin thêm
          03/08/2019 | phongviet | Blog

          Chật vật du lịch Homestay: Nở rộ rồi… cầm chừng

          Homestay đủ loại lớn nhỏ, từ mặt phố đến trong hẻm mọc lên như nấm, nhưng không còn sức hấp dẫn như trước đối với du khách. Dịch vụ du lịch lưu trú này tại thành phố Hội An (Quảng Nam) đang rơi vào tình trạng ế ấm, hoạt động ‘cầm chừng’.

          Một tuyến đường trung tâm thành phố Hội An san sát homestay Ảnh: Giang Thanh

          Phát triển nóng

          Ở trung tâm phố cổ Hội An, nhiều khu homestay phát triển nóng, dày đặc. Trên đường Hai Bà Trưng, dịch vụ lưu trú này dễ tìm thấy cả ngoài đường lẫn trong hẻm. Anh Phạm Ngọc Trung, chủ một homestay nằm cuối hẻm đường này cho hay trong bán kính khoảng 1km, có vài chục homestay. Hầu hết đều nhỏ, chật chội. Một số nhà ở đường lớn, tranh thủ mặt tiền làm tiệm buôn bán, homestay choán luôn khoảng có sân.

          Tại đường Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Nguyên, biển hiệu homestay treo dày đặc. Phần lớn là nhà ống hai, ba tầng nằm san sát nhau, du khách, phương tiện qua lại tấp nập suốt ngày. Các khu vực nằm ở rìa phố cổ homestay cũng thi nhau mọc lên. Trên các trang đặt phòng, chỉ cần gõ tìm kiếm, hàng loạt homestay ở Hội An hiện ra với đầy đủ thông tin, hình ảnh, mức giá.

          Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin TP Hội An, giai đoạn 2016 – 2018, Hội An chỉ có 151 homestay với 517 phòng. Tuy nhiên tính đến hết tháng 6/2019, thành phố có 315 homestay với 1.259 phòng. Chưa kể 138 homestay đã được đồng ý về mặt chủ trương xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động.

          Ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin TP Hội An cho hay, trước đây thành phố coi homestay là sản phẩm du lịch cộng đồng chứ không phải là loại hình dịch vụ lưu trú. Các điều kiện để mở homestay rất chặt chẽ, như diện tích đất tối thiểu là 200m2, nhà không quá 5 phòng ngủ… “Tuy nhiên, khi Luật Du lịch năm 2017 ban hành, homestay được coi là 1 trong 8 loại hình lưu trú cơ bản, Hội An cũng phải thay đổi quy định về đăng ký kinh doanh homestay. Trong đó quy định có diện tích tối thiểu 100m2. Cơ chế “thoáng” hơn, khiến việc mở homestay trở nên ồ ạt, kéo theo nhiều hệ lụy”, ông Lanh cho hay.

          Tung đủ “chiêu” để cầm cự

          Hệ lụy đầu tiên như lời ông Lanh nói, là “dài cổ chờ khách”. Anh Phạm Ngọc Trung cho biết: homestay của nhà anh có 4 phòng, suốt 2 năm qua công suất phòng chỉ khoảng 40%. Mùa cao điểm du lịch, thỉnh thoảng được 70%. “Quanh đây chỗ nào cũng vậy thôi. Mở ra nhiều quá, trong khi khách bão hòa rồi. Ngoài việc cạnh tranh homestay với nhau, chúng tôi còn phải cạnh tranh với hostel, nhà nghỉ, khách sạn bình dân… Ở ngoài nhìn thì muốn đổ xô vào làm, nhưng làm rồi mới biết để duy trì được khốc liệt lắm”, anh thật tình.

          Trong khi đó, homestay của chị Đ.T.M. dù nằm ngay mặt tiền đường lớn ở phường Cẩm Phô song nhiều tháng nay vẫn ế ẩm. Niêm yết giá từ 350.000 – 400.000 đồng/phòng, chị sẵn sàng hạ giá xuống còn 250.000 – 270.000 đồng/phòng để hút khách. “Trừ tiền thuế, tiền cho các dịch vụ đặt phòng trung gian thì mỗi phòng chỉ thu về khoảng 200.000 đồng. Có hôm tui chỉ bán được 1 – 2 phòng, không đủ trả công cho nhân viên dọn dẹp”, chị ngao ngán.

          Cũng như chị M., nhiều chủ homestay khác chịu cảnh “ngồi đuổi ruồi”, song vì đã bỏ tiền đầu tư nên cắn răng làm tiếp. Từ quảng cáo, giảm giá, nhờ “đầu mối”…họ làm đủ cách để dịch vụ lưu trú của mình có thể cầm hơi.

          Ngoài việc mở ra ồ ạt, ông Lê Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội homestay Hội An thẳng thắn chỉ thêm nguyên nhân dẫn đến tình cảnh “thoi thóp” này. Đó là homestay ở Hội An đang đi sai hướng khiến du khách không mặn mà. “Bản chất của homestay là nơi để khách được cùng ăn, cùng ở, cùng giao lưu, trải nghiệm cuộc sống với người dân địa phương. Ở Hội An thì những tiêu chí này càng phải có, bởi nhắc đến Hội An là người ra nghĩ đến sự yên bình, không gian nhẹ nhàng, được sống cùng người dân bản địa.

          Nhưng trên thực tế, nhiều homestay khách đến như nhét mình vào khối bê tông, đơn thuần chỉ ngủ nghỉ rồi rời đi”. Ông Thuận cho biết thêm trên các trang đặt phòng, du khách thường hay để lại những bình luận thất vọng, hụt hẫng sau khi lưu trú homestay tại Hội An.

          “Để đảm bảo chất lượng dịch vụ homestay, UBND TP chủ trương tăng cường tập huấn cho những người dân làm dịch vụ lưu trú này kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh, hướng dẫn lập thêm những sản phẩm mới cùng ăn, cùng ở, cùng làm với du khách. Đồng thời cập nhật những quy định về buồng phòng, quy tắc, thái độ ứng xử…”.

          Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An

          “Qua khảo sát, nhiều hộ dân bức xúc vì trước đây trầy trật mới mở được, bây giờ chỉ cần 100m2 đất, sửa sang lại mấy cái phòng là có homestay cho thuê giá rẻ. Nhiều chủ homestay chấp nhận phá giá, bán không lời để cạnh tranh, cầm cự”.

          Ông Thuận thông tin

          Homestay chỉ đạt 40% công suất

          Tại Đà Nẵng, phần lớn các homestay nằm ở quận Sơn Trà, Hải Châu, gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố.

          Chủ một homestay ở quận Cẩm Lệ cho hay, việc mở homestay không quá khó khăn, cần có các giấy tờ thủ tục: đăng kí kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… Đà Nẵng không quy định về diện tích homestay. “Nhà tôi cho thuê 200 – 500 ngàn đồng một phòng. Thời điểm hiện tại, đang kỳ nghỉ hè cũng chỉ bán được nửa số phòng. Bây giờ homestay ở Đà Nẵng đã bão hòa, không “hot” nữa, mong đừng lỗ là mừng rồi”, chị nói.

          Trên các trang sang nhượng bất động sản của Đà Nẵng, tin sang nhượng homestay được đăng liên tục. Phần lớn là thuê lại nhà nguyên căn rồi bỏ tiền đầu tư nội thất, trang thiết bị để làm homestay. Mức giá sang nhượng khoảng từ 150 – 200 triệu đồng, chưa tính tiền thuê nhà. Chị H.M.T, chủ một homestay ở quận Sơn Trà sau khi chuyển đổi từ dịch vụ homestay sang dịch vụ cho thuê dài hạn cũng phải sang nhượng lại vì quá ế ẩm.

          Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong hai năm 2018 và 2019, công suất buồng phòng bình quân chỉ đạt khoảng 35-40%.

          THANH TRẦN – GIANG THANH

          Thông tin thêm
          03/08/2019 | phongviet | Blog

          Huyện Quan Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

          Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những giá trị văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, du lịch cộng đồng đang là giải pháp hiệu quả để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

          Huyện Quan Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

          Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những giá trị văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, du lịch cộng đồng đang là giải pháp hiệu quả để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

          Bản Hang (xã Phú Lệ) đã trở thành điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn bậc nhất của huyện Quan Hóa.

          Quan Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch như: Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng sinh học, còn hoang sơ với 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Hu, Pù Luông, Khu Bảo tồn Hạt trần quý hiếm Nam Động); có sự đa dạng cảnh quan thiên nhiên với hệ thống sông núi trùng điệp, nhiều hang động đẹp (hang Phi, hang Co Phường, hang Co Luồng, hang Na,…); hồ tự nhiên (hồ Pha Đay, hồ Vinh Quang)… Ngoài ra, huyện còn có sự đa dạng về bản sắc văn hóa; là nơi giao thoa của các nền văn hóa đồng bào Thái, Mường, Kinh, Mông, Hoa; làng nghề truyền thống; văn hóa dân gian; văn hóa ẩm thực đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện… Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Quan Hóa phát triển du lịch.

          Tuy vậy, nhiều năm trước kia, du lịch ở Quan Hóa chủ yếu được biết đến với loại hình du lịch khám phá thiên nhiên với một số di tích, danh thắng, cách thức tổ chức vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể. Hạ tầng cho hoạt động du lịch vẫn còn thiếu thốn, đường giao thông chưa thực sự thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng khách trên dưới 1.200 người/năm đi du lịch khám phá nhưng chủ yếu là khách du lịch trẻ, tổ chức từng tốp, đoàn đi phượt, ít khi lưu trú lại địa bàn…

          Trước tình hình đó, huyện Quan Hóa đã xây dựng đề án phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2025, trong đó nêu rõ, loại hình du lịch khám phá, cộng đồng sẽ là chủ đạo. Bản Hang, xã Phú Lệ là một trong những địa bàn đầu tiên làm du lịch cộng đồng. Từ những hộ làm du lịch cộng đồng (homestay) đầu tiên cách đây gần chục năm, đến nay trên địa bàn bản Hang có trên 28 hộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện làm du lịch cộng đồng, phục vụ du khách. Đây cũng là điểm đến đầu tiên (tiền trạm) khi khách du lịch đến du lịch Pù Luông. Lượng khách đến với bản ngày một đông, trung bình mỗi năm bản đón được trên 4.000 lượt khách, doanh thu trên 600 triệu đồng. Đến nay, bản Hang là một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn và hút khách nhất của huyện Quan Hóa.

          Cùng với đó lễ công bố tour du lịch Pù Luông vào tháng 10-2018 được xem là cột mốc mới đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ hơn của du lịch cộng đồng của huyện Quan Hóa. Với các tour du lịch cộng đồng kết nối bản Hang (xã Phú Lệ) với nhiều điểm du lịch khác của huyện Bá Thước trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tới thác Ma Hao (Lang Chánh)… Bên cạnh đó, các tour du lịch liên tỉnh từ bản Hang đi Hòa Bình vẫn được các công ty lữ hành duy trì thường xuyên. Để làm đặc sắc thêm hoạt động du lịch cộng đồng, huyện Quan Hóa đã tổ chức các tour du lịch; các lễ hội truyền thống của địa phương; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống; lưu trú tại các nhà sàn cùng dân bản, tìm hiểu cuộc sống thôn bản, trải nghiệm đời sống, lao động của đồng bào dân tộc; tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, đốt lửa trại, thưởng thức các món ăn, đặc sản của địa phương…

          Song song với các tour du lịch, sản phẩm du lịch, huyện đã tổ chức và đăng cai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các sự kiện lớn của tỉnh: Giải Marathon băng rừng Việt Nam – Pù Luông liên tục từ năm 2017 đến nay; tổ chức lễ hội Mường Ca Da lần thứ 3,… đã thu hút được một số lượng lớn du khách, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện. Qua đánh giá của Phòng Quản lý du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch cộng đồng tại Quan Hóa trong khoảng 2 năm trở lại đây đã có sự phát triển nhanh chóng, tích cực hơn.

          Bà Vi Thị Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Quan Hóa cho biết: Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Quan Hóa tập trung phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế; thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng tại chỗ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Quan Hóa, từ đó tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường liên kết với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận trong đầu tư, khai thác, phát triển du lịch sinh thái – cộng đồng; xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thôn bản: Du lịch tìm hiểu không gian văn hóa đồng bào Thái, du lịch dã ngoại sinh thái, du lịch văn hóa ẩm thực, học tập cộng đồng, trải nghiệm cuộc sống người dân… Đồng thời liên kết sản phẩm với các điểm du lịch phụ cận và trong vùng tạo thành các tuyến du lịch hấp dẫn; khuyến khích nhân dân duy trì và phát triển nông nghiệp truyền thống tạo nên nhiều mặt hàng nông sản phục vụ cho hoạt động du lịch; xây dựng nhân rộng mô hình làng văn hóa – du lịch đặc trưng; khôi phục và phát huy khua luống, trống chiêng, khèn bè… của người Thái; triển khai dự án khôi phục các nét văn hóa đặc trưng của đồng bào (Thái, Mường, Mông) như bảo tồn làng Thái cổ; ẩm thực, cồng chiêng, nhảy sạp, hát khặp, khèn bè tại các khu, điểm du lịch; tăng cường văn hóa ẩm thực với nhiều đặc sản, sản vật của địa phương nhằm thu hút lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước…

          Bài và ảnh: Mạnh Cường

          Thông tin thêm
          • «
          • ‹
          • 14
          • 15

          Tìm kiếm

          Recent Posts

          • Khi “thượng đế” thiếu ý thức thuê Homestay
          • Lời giới thiệu về Vietnamhouse
          • Thị trường homestay Việt Nam tăng trưởng nóng 452% mỗi năm
          • Làm homestay để quảng bá hình ảnh quê hương Hà Tĩnh
          • Tham quan ngôi chùa không nóc tại Sài Gòn dịp cuối tuần

          Tags

          Berry Valley: Homestay (2) Bonjour Dalat Homestay (1) Bình Yên House (1) Cù Lao Xanh (1) Căn hộ (1) Căn hộ Luxury (1) Dalat80s.NhàMình (1) Department (1) Dream Valley: (1) Hai Ả Homestay (1) Her Homestay Dalat (1) homestay Container (1) homestay Hà tĩnh (1) homestay Đà lạt (3) Lacasa Homestay: (1) Melody (1) Nomad Home Dalat (1) Vũng Tàu (1) Vườn đom đóm: (1) Đà Lạt (1) Đà Lạt Home & Coffee (1) Độc đáo homestay (1) Đợi Một Người (1)

          Vietnamhouse

          Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện và cập nhật, mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gửi về email: info@vietnamhouse.vn. Hotline: 083 530 0000

          Địa chỉ: G12A-05 The Manor Officetel, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. HCM

          © Copyright 2018 - Một trong những dự án của VietNet Ltd.

          Userful Links

          • Homestay
          • Farmstay
          • Cẩm nang Phượt
          • Contact Us
          • FAQ’s

          Social Links

          • Facebook