Đăng nhập

    Không tài khoản?

    Quên mật khẩu

      or

      Đăng ký

        Đã có tài khoản?
        Quá trình xác minh đã hoàn tất

        Đặt lại mật khẩu

          Bạn đã đăng ký thành công trên trang này. Vui lòng kiểm tra email của bạn để xem thư xác minh.
          Report Listing Anonymously
          Thanks for taking the time to report this listing. We will check and take necessary steps.
          Không nên liệt kê căn hộ này trên trang web nàyĐây không phải là chỗ ở cho thuêNội dung không phù hợp hoặc spamẢnh không đúng hoặc lừa đảoOther
          Vietnamhouse.vn
          • Tiền tệ
            • Đăng ký Đăng nhập
            • EnglishVietnamese
            • Hà Nội
            • Hồ Chí Minh
            • Đà Nẵng
            • Nha Trang
            • Vũng Tàu
            • Quảng Nam
            • Huế
            • Hạ Long
            • Blog – Cẩm nang và chia sẻ
              • Blog
              • Cẩm nang Phượt
              • Giới thiệu Homestay mới
            1. Home

            Hot Line: 083 530 0000

            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du lịch

            Có dịp đến bản Đôn (huyện Bá Thước), chúng tôi đã không khỏi ngạc nhiên trước sự đầu tư của người dân, nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất trong các homestay. Tại homestay chúng tôi ở, hệ thống nhà vệ sinh (NVS) phục vụ khách du lịch, có thể xem là một điểm nhấn thú vị.

            Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du lịch

            Có dịp đến bản Đôn (huyện Bá Thước), chúng tôi đã không khỏi ngạc nhiên trước sự đầu tư của người dân, nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất trong các homestay. Tại homestay chúng tôi ở, hệ thống nhà vệ sinh (NVS) phục vụ khách du lịch, có thể xem là một điểm nhấn thú vị.

            Ảnh minh họa.

            Trên tổng thể kiến trúc được làm bê tông bên trong, các hộ sử dụng chất liệu gỗ và tre làm “tường bao” bên ngoài và nhấn nhá thêm các vật liệu quen thuộc khác như cát, sỏi. Hiện đại kết hợp truyền thống, với không gian thoáng, rộng, vô cùng sạch sẽ là một điểm cộng lớn cho công trình vốn được xem là “phụ” này. Chị Trần Thị Tú Anh, một du khách đến từ Ninh Bình cho biết, chị đã đến không ít các khu, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, nhưng không phải ở đâu, NVS cũng đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu là không màu (ố vàng, cáu bẩn) và không mùi (khai, hôi, ẩm mốc). Thế nhưng, với homestay bản Đôn, các tiêu chí không chỉ đạt mà còn vượt quá sự mong đợi và để cho chị ấn tượng tốt.

            Tuy vậy, chất lượng NVS trong các homestay bản Đôn không phải là điểm chung của tất cả các khu, điểm du lịch ở tỉnh ta hiện nay. Chưa nói đến NVS đạt chuẩn, chỉ cần đủ số NVS công cộng phục vụ nhu cầu của du khách khi đến các khu, điểm du lịch cũng không phải vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Theo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, trong khoảng 15 năm trở lại đây (từ 2004-2018), tỉnh ta đã huy động các nguồn từ ngân sách và xã hội hóa, để xây dựng 125 NVS. Trong đó có 48 NVS công cộng đạt tiêu chuẩn, tập trung ở các khu, điểm du lịch trọng điểm. Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tế, thì con số 125 và 48 nêu trên, vẫn là khá khiêm tốn. Đơn cử như Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến hiện mới có 2 NVS công cộng. Trong đó, 1 NVS đã xây từ khá lâu và không nằm trong vùng trọng điểm du lịch; 1 NVS mới được đầu tư gần đây. Để có được 2 NVS này, địa phương đã phải huy động gần 400 triệu đồng vốn đối ứng, bên cạnh 300 triệu từ kinh phí tỉnh cấp.

            Cách đây vài năm, ngành du lịch Việt Nam đã phát động chiến dịch “ở đâu phát triển du lịch, ở đó có NVS đạt chuẩn”, nhằm góp phần tạo dựng môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, dẹp đi nỗi sợ NVS công cộng bẩn khủng khiếp, khiến nhiều khách du lịch, nhất là khách quốc tế, một đi không trở lại. Tuy nhiên, từ mục tiêu đến hiện thực vẫn còn một khoảng cách. Nguyên nhân cơ bản nhất được chỉ ra là kinh phí đầu tư tương đối lớn, trong khi “lợi ích” nó mang lại là rất mơ hồ. Cho nên, không phải địa phương nào cũng sẵn sàng đầu tư cho công trình phụ này. Thế nhưng, nhu cầu và bức xúc của du khách là có thật; yêu cầu có NVS trong các khu điểm du lịch là có thật. Do đó, việc bỏ qua hoặc không thật sự chú trọng đến số lượng và chất lượng NVS, là một trong những nguyên nhân khiến môi trường du lịch chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực.

            Xuất phát từ thực tế trên, ngày 3-12-2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 4802/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống NVS đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 122 NVS đạt chuẩn và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 181 NVS. Các NVS đạt chuẩn sẽ được ưu tiên bố trí cho các khu du lịch trọng điểm, các khu vực có lượng du khách lớn, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận di sản thế giới, cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia, khu vực trung tâm các thành phố lớn như TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Đồng thời, các khu vực chưa có nhà đầu tư hoặc khó thu hút nhà đầu tư cũng sẽ được ưu tiên bố trí NVS. Riêng với các khu du lịch đã có nhà đầu tư, thì nhà đầu tư có trách nhiệm xây dựng các NVS đạt chuẩn theo quy định.

            Yêu cầu đặt ra đối với các NVS là được xây dựng phù hợp với điều kiện địa hình, vị trí và quy hoạch sử dụng đất của từng khu, điểm du lịch. Đồng thời, nằm ở vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, các NVS cũng được chú trọng các yếu tố về tính thẩm mỹ, quy mô và kiến trúc phù hợp với từng loại hình du lịch, văn hóa, thuần phong, mỹ tục truyền thống tại khu vực đầu tư xây dựng. Các NVS được thiết kế phân khu chức năng rõ ràng, có không gian đủ rộng để đảm bảo sử dụng thuận tiện. Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần bố trí ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Có công năng sử dụng hợp lý, trang thiết bị vệ sinh hiện đại, đầy đủ theo yêu cầu, ưu tiên các loại thiết bị tự động và tiết kiệm nước, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng (nam, nữ, người khuyết tật)…

            Với tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 42,9 tỷ đồng, được huy động từ các nguồn Chương trình phát triển du lịch và vốn sự nghiệp môi trường hàng năm (26,7 tỷ đồng) và vốn ngân sách huyện, xã kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa (16,2 tỷ đồng). Mong rằng, Thanh Hóa sẽ sớm có hệ thống NVS đạt chuẩn, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa góp phần tạo dựng môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn.

            Hoàng Xuân

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Quảng Nam phát triển du lịch Cù Lao Chàm: Khó chồng thêm khó

            Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến du khách, đến chất lượng du lịch Cù Lao Chàm mà còn làm cho doanh nghiệp làm ăn chân chính rơi vào cảnh ế ẩm.

            Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An) là điểm du lịch hấp dẫn của Quảng Nam. Dù được coi là điểm du lịch quan trọng, nhưng hạ tầng và sản phẩm phục vụ du lịch ở Cù Lao Chàm còn quá khiêm tốn, khách có muốn ở lại cũng khó.

            Nếu các doanh nghiệp không tự xóa bỏ tiêu cực, du lịch sinh thái Cù Lao Chàm khó phát triển mạnh trong tương lai.

            Khó hút khách lưu trú

            Điều bất tiện đầu tiên nếu du khách chọn lưu trú dài ngày tại Cù Lao Chàm là nơi ăn nghỉ. Cả đảo chỉ có vài homestay (ở cùng nhà với dân địa phương), tiện nghi rất đơn sơ. Khách có nhu cầu cao cấp sẽ khó được đáp ứng bởi… không có khách sạn nào. Ngoài ra, các nhà hàng hải sản chỉ phục vụ khách đoàn đăng ký từ trước, khách đi lẻ rất khó tìm được điểm ăn uống vừa ý.

            Theo một hướng dẫn viên bản địa cho biết hầu hết các đoàn khách của chị tham quan Cù Lao Chàm trong ngày và rút về đất liền trước khi trời tối. Riêng đêm thứ bảy và chủ nhật lượng khách qua đêm đông hơn nhờ một vài hoạt động trong chương trình Đêm Cù Lao. Bản thân các DN kinh doanh dịch vụ, du lịch tại đảo cũng chưa có những sáng tạo mới mẻ trong kinh doanh, cần nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch mới mới mong níu chân được du khách ở lại đảo.

            Chủ homestay Tám Hoa cho biết mặc dù lượng khách hàng ngày đến đảo tham qua đông nhưng số người ở lại rất ít. Có ngày được vài phòng ở lại để vui chơi qua đêm nhưng cũng có ngày chẳng có khách nào đến đăng kí ở lại đảo. Khách du lịch rất kén việc ở lại, vì thiếu nơi để khách vui chơi.

            Ông Mai Quốc Bảo Phó chủ tịch UBND xã cho biết: mỗi ngày đảo chỉ nhận 3000 du khách đến thăm quan, không thể nhận nhiều hơn. Vì nhận nhiều hơn thì áp lực về các địa điểm lưu trú, vui chơi và vấn đề môi trường trên đảo phải chịu áp lực lớn. “Cũng rất khó để níu chân du khách ở lại, vì cơ sở hạ tầng trên đảo còn quá thô sơ. Các điểm vui chơi cũng chưa có, ngoài những chương trình đêm Cù Lao vào tối thứ bảy hàng tuần. Hiện tại, địa phương cũng đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp mở các dịch vụ vui chơi giải trí trên đảo để thu hút du khách đến đảo tham quan và ở lại” – Ông Bảo nói.

            Thực tế khách chọn lưu trú qua đêm tại Cù Lao Chàm thường là người nước ngoài. Các dịch vụ như tham quan đảo, ngắm san hô, tắm biển, ăn hải sản thì thời gian cũng gói gọn trong ngày.

            Thiếu tính liên kết

            Đó là nhận định của ông Trần Văn Khó – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Cù Lao Chàm, ông Khoa cho biết: tình hình phát triển du lịch ở đảo Cù Lao Chàm đang ở mức ổn, nhưng nếu xét sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau thì thực sự chưa được tốt.

            Hiện nay nhìn chung tình hình phát triển du lịch ở đảo Cù Lao Chàm đang ở mức ổn, nhưng nếu xét về bên trong giữa các DN với nhau thì thực sự chưa được tốt.

            Theo tìm hiểu, TP Hội An hiện có 42 doanh nghiệp với hơn 130 phương tiện kinh doanh dịch vụ đưa đón, vận chuyển du khách tham quan Cù Lao Chàm. Việc bán vé do các doanh nghiệp thực hiện nên mạnh ai nấy làm, từ đó nảy sinh tình trạng bán phá giá.

            Ông Khoa nhìn nhận các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá không chỉ ảnh hưởng đến du khách, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Cù Lao Chàm mà còn tự đập bể “bát cơm” của mình. Bởi lẽ, khi chất lượng dịch vụ kém, không tương xứng với số tiền bỏ ra thì chắc chắn du khách sẽ không quay lại cũng như không giới thiệu người thân, bạn bè đến du lịch. Chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp trước hết phải tự ý thức được điều đó và nói không với cách làm sai trái này.

            Ông Khoa cho biết: “Bên trong sự phát triển du lịch của Cù Lao Chàm vẫn còn tồn tại của lợi ích nhóm, các doanh nghiệp lớn giúp đỡ, nhường khách cho những doanh nghiệp nhỏ nên không có sự kiểm soát chung về chất lượng của các tour du lịch. Nếu không quản lí được việc bảo đảm chất lượng các tour du lịch thì thương hiệu du lịch của đảo sẽ bị giảm xuống, dần dần sẽ mất thiện cảm đối với du khách. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ không bảo vệ được chính mình, tạo điều kiện để các “cá mập” khác nhảy vào, tranh dành lợi nhuận kinh tế. Lúc đấy thì chỉ còn ngồi nhìn và tiếc rẻ mà thôi”.

            Đã có một du khách người Mỹ đánh giá như thế này: “Chúng tôi đã mắc phải một sai lầm lớn khi đã đặt một tour rẻ tiền khi ra thăm Cù Lao Chàm. Đúng là một trải nghiệm thật kinh khủng”.

            Đại diện Công ty lữ hành Jack Tran Tour nói rằng: Nếu như các doanh nghiệp không thay đổi tư duy để làm du lịch thì việc phát triển du lịch của Củ Lao Chàm bền vững trong tương lai là rất khó.

            “Các doanh nghiệp hiện nay chỉ biết chạy theo lợi nhuận trước mắt, “ăn sâu” vào phần khấu trừ hao mòn của phương tiện để rồi sau này gặp khó khăn trong việc sửa chữa bảo trì thì lại kêu ca. Ngay cả trong phong cách phục vụ du khách, các doanh nghiệp vẫn chưa đạt được sự chuyên nghiệp nhất định, tự bản thân doanh nghiệp cần phải có sự đào tạo các kĩ năng cho nhân viên của mình để tạo ấn tượng tốt hơn cho du khách”, đại diện Jack Tran Tour nói

            Nhằm nâng tầm thương hiệu du lịch Cù Lao Chàm, hướng đến phát triển bền vững trong tương lai để các doanh nghiệp cùng nhau phát triển kinh tế. Nếu như các doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung, không cùng đồng thuận một phương án phát triển kinh tế du lịch thì các tour du lịch ở Cù Lao Chàm hiện nay “Có chạy cũng chết mà không chạy cũng chết!”, vị này cho biết.

            Tuấn Vỹ

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Quảng Ngãi: Độc đáo ngôi nhà được làm từ hàng nghìn vỏ chai nhựa bỏ đi ở Lý Sơn

            Ngôi nhà độc đáo này được xây dựng từ hàng nghìn vỏ chai nhựa với nhiều sắc màu khác nhau, gây ấn tượng mạnh đối với du khách mỗi khi đến với đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn), đồng thời giúp lan truyền thông điệp ‘nói không với rác thải nhựa’ đến cộng đồng, xã hội.

            Để có đủ số lượng lớn chai nhựa này, cứ vào mỗi buổi chiều, anh cùng những đứa trẻ trong thôn đã đi lang thang khắp nơi ở bãi biển, khu vực bãi tắm và cả khu dân cư để thu gom chai nhựa

            Chủ nhân của ngôi nhà này là anh Nguyễn Lợi (29 tuổi, một cư dân trên đảo) đã hình thành nên ý tưởng khi thấy tình trạng chai nhựa bỏ đi rất nhiều. Trong khi đây là loại rác thải khó phân hủy, gây nguy hại tới môi trường và mong muốn mọi người hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa mỗi khi đến với đảo Bé (đảo An Bình).

            “Nhận thấy hằng năm đảo Bé, huyện Lý Sơn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan và lưu trú. Tuy nhiên, hiện nay trên đảo lại thiếu nước ngọt trầm trọng. Vì thế nhu cầu sử dụng các loại nước đóng chai từ đất liền ra đảo để sử dụng rất nhiều. Kéo theo đó là một lượng lớn rác thải nhựa phát sinh gây ô nhiễm môi trường của đảo. Tôi liền nghĩ ngay đến việc sao mình không thực hiện một ngôi nhà homestay bằng vỏ chai nhựa trên đảo”, anh Lợi bộc bạch.

            Ý tưởng xây dựng Homestay bằng vỏ chai nhựa của anh Lợi sẽ có diện tích 15,5m2

            Tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, vừa ra trường, anh Lợi nhận thấy du lịch biển đảo quê hương ngày phát triển, được nhiều người biết đến, anh đã nhanh chóng trở về quê cùng những người trẻ chung tay xây dựng, làm giàu, cống hiến sức trẻ cho mảnh đất quê nhà.

            Ngôi nhà vỏ chai nhựa nằm cách khu vực cầu cảng đảo Bé chừng vài năm mét, nằm xen lẫn giữa những ngôi nhà ba gian, cấp 4 truyền thống. Với vẻ ngoài độc đáo, ngôi nhà tạo nên sự khác biệt với không gian xung quanh và vô cùng thoáng đoãng và bắt mắt.

            Mỗi chai nhựa mang về được phân loại ngay ngắn, vỏ chai nào thì gắn liền với nắp đó

            Anh Lợi cho hay, muốn làm ngôi nhà từ vỏ chai nhựa bỏ đi với diện tích khoảng 15,5m2, chiều dài 5m, chiều ngang 3,5m phải cần đến 6.000 vỏ chai nhựa, phần cột nhà vẫn được làm bằng gạch thông thường để đảm bảo độ vững chắc cho ngôi nhà.

            Đó là loại vỏ chai nước lọc, nước ngọt chứa khoảng nửa lít nước được vứt đủ nơi trên đảo, đủ màu sắc, phần lớn có kích thước tương đồng. Còn loại lớn hơn thì dùng để trang trí hoặc trồng rau, làm hàng rào và cổng nhà.

            Để có được số lượng này, trong nhiều tháng qua cứ vào mỗi buổi chiều, anh cùng những đứa trẻ trong thôn đã đi lang thang khắp nơi ở bãi biển, khu vực bãi tắm và cả khu dân cư để thu gom chai nhựa.

            Những chiếc chai nhựa được đổ đầy cát đã tạo nên những “viên gạch” chắc chắn cho ngôi nhà

            Mỗi chai nhựa mang về được phân loại ngay ngắn, vỏ chai nào thì gắn liền với nắp đó. Sau đó đổ đầy xi măng và cát vào để tạo nên một viên gạch rắn chắc. Cát đã được anh hong phơi giữa tiết trời nắng nóng. Sau đó tiến hành xây nhà bằng cách dùng xi măng để gắn kết các vỏ chai chứa cát lại với nhau như xây nhà bằng gạch.

            Khi xây, đầu chai hướng vào bên trong và phần đuôi nhô ra bên ngoài. Ngoài cửa chính, anh còn mở thêm một cánh cửa sổ để hóng gió. Phần nền lát gạch hoa, riêng phần mái được lợp bằng lá dừa giúp ngôi nhà luôn thoáng mát và thân thiện với môi trường, đảm bảo ấm về mùa đông, mát vào mùa hè. Đặt chân vào bên trong ngôi nhà, các loại màu của vỏ chai, tạo ra nguồn ánh sáng đẹp mắt cả ban ngày, lẫn ban đêm.

            Phần mái nhà được lợp bằng lá dừa giúp ngôi nhà luôn thoáng mát và thân thiện với môi trường

            Dự kiến ngôi nhà hoàn thiện trong vòng một tháng nữa và bắt đầu đón những vị khách lưu trú đầu tiên. Cùng với ngôi nhà gỗ bên cạnh thì đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, thuận tiện cho du khách khi đến thăm đất đảo, thưởng ngoạn cuộc sống yên bình ở đảo Bé.

            “Với 40 triệu cho 15m2 thì so với ngôi nhà thông thường thì nhà bằng chai nhựa tốn nhiều chi phí hơn, thậm chí là gấp đôi. Công năng sử dụng ngôi nhà có thể lên đến hơn 10 năm và chỉ tầm khoảng 2-3 năm là có thể thu hồi vốn. Mặc dù tốn nhiều chi phí, thế nhưng, mỗi ngày nhìn ngôi nhà một hoàn thiện, tôi cảm thấy hài lòng và vui sướng khi ý tưởng được hình thành trong hiện thực”- anh Lợi nói.

            Ngôi nhà đã lan truyền được thông điệp “nói không với rác thải nhựa” đến với tất cả người dân, khách du lịch trong và ngoài nước, lan tỏa cảm hứng bảo vệ môi trường đến với cộng đồng, sử dụng nước tiết kiệm, biết cách tái sử dụng các loại rác thải, chai nhựa khó phân hủy thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống, góp phần bảo vệ môi trường cho toàn xã hội

            Ngôi nhà đã lan truyền được thông điệp “nói không với rác thải nhựa” đến với tất cả người dân, khách du lịch trong và ngoài nước, lan tỏa cảm hứng bảo vệ môi trường đến với cộng đồng, sử dụng nước tiết kiệm, biết cách tái sử dụng các loại rác thải, chai nhựa khó phân hủy thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Ý tưởng từ ngôi nhà đã cho ta thấy rằng, cần phải trân trọng hơn đến môi trường mình đang sinh sống.

            Với điều kiện còn khó khăn và hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo thì việc phát triển homestay bằng chai nhựa bỏ đi là hướng đi rất phù hợp trong tương lai.

            Bài & ảnh: Huỳnh Lệ – Anh Dũng

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Hơn 140 nghìn du khách đã đến với Lý Sơn

            Tin từ UBND huyện Lý Sơn, từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hơn 140 nghìn du khách trong và ngoài nước đến với huyện đảo để tham quan, du lịch.

            Ảnh: Báo Quảng Ngãi

            Những năm qua, lượng du khách tăng hơn so với cùng kỳ năm trước vì năm nay, bên cạnh các lễ hội truyền thống như lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Lý Sơn đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí thu hút khách du lịch như: Tuần văn hóa biển đảo, Giải dù lượn quốc tế…

            Những năm qua, lượng du khách đến Lý Sơn tăng đột biến. Năm 2016, đảo đón 165 nghìn du khách, tăng 37,5 lần so với năm 2010 và 20 lần so với năm 2013. Năm 2017, số lượng du khách tăng lên 200 nghìn lượt. Đến năm 2018, Lý Sơn đón 230 nghìn lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 276 tỷ đồng. Huyện Lý Sơn đang phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ đón khoảng 300 ngàn lượt du khách, tăng khoảng 70 ngàn khách so với năm 2018.

            Chính quyền Lý Sơn xác định, du lịch là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế về các danh lam thắng cảnh trên đảo như: Chùa Hang, Chùa Đục, Hang Câu, đảo Bé, cổng Tò Vò…

            Hiện đảo Lý Sơn có hơn 124 cơ sở lưu trú gồm 8 khách sạn, 56 nhà nghỉ, 60 homestay, với trên 750 phòng nghỉ. Huyện đảo tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

            Theo Báo Quảng Ngãi

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Luxstay vừa có màn gọi vốn 6 triệu USD kỷ lục trên Shark Tank Việt Nam

            Ba nhà đầu tư của chương trình là Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy đều đồng ý mỗi người rót 2 triệu USD cho Luxstay, một nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn đã hoạt động hơn 2 năm.

            Mới đây, chương trình Shark Tank Việt Nam Mùa 3 đã quay trở lại trên sóng truyền hình VTV3 với rất nhiều mong đợi từ phía khán giả, cũng như cộng đồng kinh doanh và khởi nghiệp. Mở đầu mùa này là màn gọi vốn gay cấn đến từ startup Luxstay, một nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn.

            Ông Dũng (Steven Nguyễn) là một triệu phú tự thân, khởi nghiệp từ năm 18 tuổi, có niềm đam mê mãnh liệt với máy tính và Internet. Vị CEO sinh năm 1989 này cũng là người sáng lập Công ty truyền thông trực tuyến Netlink, đồng thời là Chủ tịch Metub Network – mạng lưới Youtube MCN (đa kênh) hàng đầu Việt Nam.

            Đến với Shark Tank Việt Nam Mùa 3, ông Dũng mang theo tham vọng xây dựng “startup kỳ lân” Việt Nam – Luxstay, được biết đến nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn có mạng lưới chỗ ở (chung cư, biệt thự, homestay) ở phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy).

            Tham vọng trở thành biểu tượng của Việt Nam

            Theo CEO Luxstay, nền tảng này ra đời có 2 lợi thế. Lợi thế đầu tiên là ngành bất động sản Việt Nam đang bùng nổ. Đó là các chung cư, biệt thự, nhà ở được mua để đầu tư và cho thuê. Ông Dũng đánh giá, nguồn tài nguyên này sẵn có và dồi dào hơn mô hình truyền thống là khách sạn, resort.

            Lợi thế thứ hai là hiện Việt Nam chưa có một doanh nghiệp nào đủ lớn để dẫn dắt thị trường. Các hình thức cho thuê nhà, cho thuê homestay còn nhỏ lẻ và làm rời rạc. Luxstay ra đời có cơ hội xây dựng một ngành công nghiệp mới, đúng với mục tiêu tiên phong và trở thành số một như đã đề ra.

            Trong khi đó, homestay đang là xu hướng trên thế giới. Thậm chí tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Do đó, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế này.

            “Chúng tôi nhìn thấy từ thị trường nhu cầu lưu trú ngắn hạn rất lớn. Bản thân Luxstay không chỉ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người đi du lịch, đi công tác, mà còn tạo ra những nhu cầu mới như: thay đổi không gian, tổ chức các sự kiện nhỏ, chủ yếu nhắm vào thị phần chưa ai khai phá”, CEO sinh năm 1989 nói.

            Ông Dũng lấy ra dẫn chứng là bài toán của ngành chia sẻ xe. Khi Uber và Grab mới xuất hiện, nhiều người chỉ nhìn vào miếng bánh của thị trường taxi truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế, khi mô hình mới ra đời, Uber và Grab đã tạo ra một thị trường trước đây chưa từng có.

            “Việt Nam đặc thù dân số trẻ chiếm tỷ trọng cao, đối tượng tiếp cận các xu hướng mới rất nhanh chóng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Mảng home sharing (chia sẻ chỗ ở – PV) tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới, đạt quy mô tối thiểu 10%-20% tổng chi tiêu thị trường lưu trú vào khoảng 15 tỷ USD năm 2025”, CEO Luxstay chia sẻ.

            Còn theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, kinh doanh homestay tại Việt Nam tăng trưởng gấp 5 về số lượng nguồn cung chỗ ở trong một năm qua, cao hơn rất nhiều so với ngành khác sạn truyền thống chỉ tăng trưởng 40% về nguồn cung.

            Các khu vực thành phố có doanh thu lớn nhất về homestay hiện nay như: TP. HCM (41,6 triệu USD), Đà Nẵng (19 triệu USD), Hà Nội (13,3 triệu USD), Lâm Đồng (2,2 triệu USD).

            Do đó, người Việt Nam nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh trong ngành du lịch đặc biệt là tham gia vào thị trường kinh doanh homestay tạo ra doanh thu khoảng 130 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

            CEO & nhà sáng lập startup Luxstay – Nguyễn Văn Dũng

            “Song Dũng” hợp bích

            Sau hơn 2 năm hoạt động, Luxstay đặt mục tiêu cán mốc doanh thu hàng năm trên 300 triệu USD vào năm 2023, chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần. Bên cạnh đó, Luxstay đang tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư tài chính, các đối tác chiến lược, triển khai vòng gọi vốn tiếp theo Series A quy mô 15 – 20 triệu USD dự kiến hoàn tất trong năm 2019.

            Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, trước khi đến với Shark Tank Việt Nam, Luxstay đã có 3 lần gọi vốn thành công với tổng giá trị các thương vụ lên tới 168 tỷ đồng. Đáng chú ý, quỹ CyberAgent Ventures của shark Dzung Nguyễn – một trong 5 nhà đầu tư của chương trình, đã có 2 lần bỏ vốn vào Luxstay.

            Với triết lý “startup là ngôi sao, và nhà đầu tư phải sát cánh cùng startup trong những lúc thập tử nhất sinh”, shark Dzung Nguyễn đã quyết định tư vấn và hỗ trợ cho CEO Nguyễn Văn Dũng trong màn gọi vốn có một không hai ở Shark Tank Việt Nam – khi lần đầu tiên có một nhà đầu tư cùng đứng chung với startup ngay tại chương trình.

            Đứng trước câu hỏi hóc búa: “Điều gì làm nên sự khác biệt và thành công ở Luxstay, nhất là trong bối cảnh thế giới đã có Airbnb?”, CEO Nguyễn Văn Dũng cho hay: “Đó là quyết tâm và tham vọng lớn của đội ngũ trẻ trung Việt Nam. Đó là việc tạo ra một xu thế để đời, bởi nếu người Việt Nam không làm được, thì sẽ rơi vào tay người nước ngoài”.

            Ngoài ra, ông Dũng tin rằng, điều tạo nên sự khác biệt lớn giữa Luxstay với Airbnb là một nền tảng toàn cầu chưa có sự tập trung cho thị trường Việt Nam. Luxstay với lợi thế am hiểu tính bản địa sẽ đi rất nhanh, chiếm các thị trường trọng yếu. Và trong tương lai gần, Luxstay sẽ bắt tay với các đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản… – các quốc gia có nhiều khách du lịch tới Việt Nam để mở rộng tập khách hàng.

            Bổ sung cho CEO Nguyễn Văn Dũng, shark Dzung Nguyễn đã khơi gợi lại câu chuyện trước khi có Google, Yahoo! từng là đơn vị chiếm lĩnh thị trường công cụ tìm kiếm. Việc ra đời sau không hẳn là sự bất lợi cho Google, mà đó còn là bàn đạp để công ty công nghệ này vươn lên top đầu thế giới sau 20 năm khởi nghiệp.

            “Việt Nam không có nhiều sản phẩm công nghệ, mà chủ yếu nằm trong tay của các doanh nghiệp nước ngoài lắm tiền nhiều của. Với nguồn lực Việt Nam, chúng ta phải đánh theo kiểu du kích, nghĩa là đánh bằng trí. Zalo đã đánh bại WeChat, Line ra khỏi Việt Nam… Lazada cũng rất nhiều tiền, nhưng vẫn xếp sau Tiki. Thì câu chuyện của Luxstay, đó là lấy Việt Nam làm trọng tâm, sau đó mới đi ra các nước trong khu vực”, shark Dzung Nguyễn nói.

            Màn gọi vốn kỷ lục trên Shark Tank Việt Nam

            Điểm mấu chốt của màn gọi vốn “Song Dũng” không phải vì Luxstay không có đủ nguồn lực trong cuộc chơi này, mà theo shark Dzung Nguyễn là vì: “Luxstay muốn đi nhanh hơn. Bởi chỉ có tốc độ và sự tiên phong mới làm nên sự khác biệt”.

            Theo nhà đầu tư này, Luxstay hiện đã phủ sóng toàn quốc, nhưng số liệu này không mang nhiều ý nghĩa. Mà quan trọng là Luxstay đang xây dựng, đồng hành cùng các đối tác kinh doanh, chủ nhà bao gồm các giải pháp hỗ trợ vận hành, quản lý tài sản để giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho chủ nhà muốn tham gia thị trường này – điều mà Airbnb chưa làm được.

            Thêm vào đó, Luxstay cũng đang có kế hoạch hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản, nhằm mở rộng nguồn cung cho thị trường homestay.

            Cuối cùng, sau rất nhiều những thương thảo, cả 3 nhà đầu tư của chương trình là Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy đều đồng ý mỗi người rót 2 triệu USD cho Luxstay. Đồng nghĩa, startup này đã có màn gọi vốn lên tới 6 triệu USD – kỷ lục chưa từng có trong Shark Tank Việt Nam.

            Trước đó, tháng 5/2017 Luxstay hoàn tất vòng gọi vốn Seed Round từ Quỹ đầu tư Genesia Ventures Nhật Bản. Tháng 5/2018 Luxstay huy động thành công 2,5 triệu USD tại vòng đầu tư Pre-Serie A từ CyberAgent Ventures (Nhật Bản), Genesia Ventures (Nhật Bản), ESP Capital (Singapore), Founders Capital (Singapore) và Nextrans (Hàn Quốc).

            Tháng 9/2018, Luxstay trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của Rakuten Travel (thuộc tập đoàn thương mại điện tử Rakuten – một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với vốn hóa thị trường lên tới 16 tỷ USD).

            Tháng 1/2019, Luxstay lại tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với các nhà đầu tư khi tiếp tục nhận 3 triệu USD từ các quỹ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures…

            Tháng 5/2019, Luxstay công bố hoàn tất vòng gọi vốn Bridge trị giá 4,5 triệu USD từ 2 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là GS Home Shopping (GS Shop) và Bon Angels.

            Việt Hưng

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Cặp đôi song Dũng ‘song kiếm hợp bích’ thành công kêu gọi 6 triệu USD tại Shark Tank Việt Nam

            Tập mở màn của Shark Tank mùa 3 phát sóng với chỉ duy nhất một thương vụ nhưng mang đến cho giới khởi nghiệp rất nhiều bài học đắt giá. Không chỉ dừng lại với 6 triệu USD được cam kết đầu tư, startup Luxstay còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục khác của Shark Tank Việt Nam.

            Thương vụ mở màn cho Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ mùa 3 là một startup đình đám trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam mang tên Luxstay.

            Đối mặt với các nhà đầu tư tại Shark Tank, Founder Luxstay – Nguyễn Văn Dũng giới thiệu, anh đã có 12 năm kinh nghiệm vận hành và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo trực tuyến. Là một trong những đối tác lớn nhất của Google và Youtube tại Việt Nam khiến anh thấy nhức nhối khi Việt Nam chưa có nhiều Tech Unicorn, hầu hết ngành công nghiệp Internet đều về tay các công ty nước ngoài.

            Trong khi đó, các quốc gia lân cận như Singapore, Indonesia đều đã có startup tầm cỡ khu vực. Vì vậy, Luxstay với sự kết hợp của 3 từ khóa chính: ‘du lịch’, ‘bất động sản’ và ‘công nghệ’ tham vọng sẽ trở thành startup biểu tượng cho Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

            Trong hai năm qua, Luxstay đã kêu gọi thành công 3 vòng gọi vốn với tổng số vốn kêu gọi cho đến thời điểm hiện tại là 168 tỷ đồng. Trước khi bắt đầu vòng gọi vốn Serie A với mục tiêu kêu gọi 10 triệu USD. CEO của Luxstay đã quyết định đến Shark Tank bằng lời mời 600 nghìn USD cho 1% cổ phần và tỉ lệ phát hành tối đa cho vòng gọi vốn lần này là 20%. Luxstay muốn đi nhanh hơn, chiếm lĩnh hơn và chỉ có tốc độ, sự tiên phong là hai yếu tố giúp cho bất kì startup nào đi nhanh nhất và chiếm lĩnh thị trường.

            Theo trình bày của startup thì tại Việt Nam, quy mô thị trường Home sharing (dịch vụ chia sẻ nhà ở) có doanh thu khoảng 174 triệu USD, chiếm chưa đến 2% chi tiêu tổng thị trường lưu trú tại Việt Nam được ước tính khoảng 8 tỷ USD. Trong khi, ở các quốc gia phát triển thì Home sharing đã chiếm từ 10 – 20 % chi tiêu của thị trường lưu trú. Founder của Luxstay ước tính quy mô thị trường lưu trú Việt Nam sẽ đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2023.

            Đau đáu nỗi lòng sản phẩm của người Việt nhưng cổ phần chủ yếu lại của người nước ngoài, Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông đặc biệt quan tâm đến việc huy động vốn của startup. Shark chia sẻ:“Bạn nói bạn xây dựng một doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nhưng vốn bạn gọi lần trước là của Việt Nam hay người nước ngoài. Ta cứ nói vì người tiêu dùng Việt, vì doanh nghiệp Việt nhưng cổ phần công ty chủ yếu lại là của người nước ngoài”.

            Trước vấn đề này, Founder của Luxstay cho hay công ty hiện có 10 cổ đông với vốn điều lệ là 68 tỷ đồng. DN đang tập trung huy động vốn cả nhà đầu tư Việt Nam lẫn nước ngoài để xây dựng mục tiêu và giấc mơ chung. Khi Luxstay thành công ở toàn cầu, thương hiệu sẽ được biết đến là một sản phẩm của Việt Nam.

            Khi nhà đầu tư đề cập đến vấn đề khác biệt và cạnh tranh, Nguyễn Văn Dũng tỏ ra khá lúng túng. Shark Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập Tập đoàn Egroup – Sở hữu chuỗi trung tâm tiếng anh Apax phải lên tiếng nhắc nhở startup: “Đây là dự án khởi nghiệp về công nghệ và đã thành công, bạn phải chứng tỏ được sự khác biệt. Tôi ấn tượng vì bạn đã đi con đường khác người bình thường, làm điều khác biệt vì niềm đam mê thì sẽ có hai kết quả: bạn sẽ thành công như Bill Gates hoặc sẽ thất bại và không bằng đại học. Bạn phải trả lời và chứng minh theo cách của người làm điều khác thường. Để một startup trở thành “kỳ lân” thì phải có một founder khác biệt. Tôi đang thấy bạn rất tuyến tính, thành công về yếu tố con người làm nên tất cả”.

            Sau ý kiến này của Shark Thủy, Founder bất ngờ tiết lộ Luxstay đang nhận được sự hậu thuẫn, hỗ trợ tư vấn chiến lược từ Shark Dzung Nguyễn – nhà đầu tư chính của Shark Tank Việt Nam.

            Ngay lập tức, hội đồng đầu tư đã xảy ra mâu thuẫn khi cả Shark Việt và Shark Hưng đều muốn Shark Dzung Nguyễn rời ghế Shark để hỗ trợ startup, riêng Shark Thủy và Shark Đỗ Liên lại muốn startup tự thân vượt qua vòng gọi vốn của mình. Trước sự dồn ép, công kích từ phía các “cá mập” dành cho Founder của Luxstay, “cá mập công nghệ” buộc phải rời khỏi ghế Shark để hỗ trợ startup vượt qua vòng thương thuyết.

            Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan bày tỏ quan điểm: “Cách đây 12 năm khi bắt đầu hỗ trợ startup, triết lý đầu tư của tôi ‘startup là ngôi sao’. Với tôi, startup cần phải có sự hỗ trợ của nhà đầu tư có tâm huyết và luôn luôn sát cánh ở những lúc họ khó khăn nhất. Sau mỗi lần chết, startup ấy sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”.

            Để trả lời cho câu hỏi phải làm gì để có thể chiếm lĩnh thị trường trước khi đối thủ tiềm lực trên thế giới tiến vào Việt Nam chiếm các thành phố lớn, Shark Dzung Nguyễn đưa ra loạt dẫn chứng về sự tăng trưởng chậm giai đoạn đầu nhưng thần tốc về sau của hàng loạt “ông lớn” công nghệ như: Yahoo, Google. Ông cũng chia sẻ hiện trên thị trường các sản phẩm nước ngoài đang chiếm lĩnh không có sản phẩm nào của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số ít DN đang dần chiếm được thị trường nhờ cách đánh du kích, dùng trí thông minh của người Việt như: Zalo, Tiki. Vì vậy, Luxstay sẽ tập trung lấy Việt Nam làm nền tảng trọng tâm sau đó mới ra khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia. Luxstay đang phát hiển hệ thống cung cấp giải pháp cho tất cả các chủ nhà (host), kết hợp với một số nhà đầu tư bất động sản để phát triển du lịch địa phương theo mô hình Homestay.

            Lần đầu ra mắt tại Shark Tank mùa 3, Shark Đỗ Liên thể hiện quan điểm đầu tư rất rõ ràng. Dù quan tâm và ấn tượng với nỗ lực vượt khó của startup khi mạnh dạn không đi theo lối mòn giáo dục do gia đình áp đặt, khởi nghiệp từ sớm và độc lập, Shark Đỗ Liên vẫn đưa lời từ chối đầu tư vào Luxstay. “Cá mập mới” chia sẻ: “Tôi rất quan trọng về yếu tố con người, tôi muốn những người như bạn lan tỏa ra cộng đồng. Mặc dù tôi rất thích nhưng tôi cần thêm thời gian”.

            Nhận thấy tiềm năng thị trường của Luxstay, Shark Hưng lên tiếng: “Thật sự tôi cũng bị kích động bởi yếu tố tinh thần dân tộc. Các Sharks khác có thể chưa thấy tiềm năng, các Sharks chỉ nhìn thấy khó khăn và thậm chí con số các bạn đưa ra chỉ toàn là chém gió. Ở một khía cạnh khác, tôi đồng ý việc liên kết với các Host, Supplier là một vấn đề khó khăn cho các bạn trong việc tạo ra hệ sinh thái để đấu lại các thế lực khác. Nhưng đó lại là thế mạnh của tôi”.Shark Hưng nhanh chóng đưa ra đề nghị 2 triệu USD cho 11,1% cổ phần và thêm 3% cổ phần ưu đãi với giá 1 USD cho vai trò đối tác chiến lược.

            Tiếp đến, Shark Nguyễn Thanh Việt cũng bị thuyết phục khi được Shark Dzung Nguyễn lôi kéo sự đồng hành bởi: “Hiện nay, Luxstay là công ty Việt Nam nhưng có đa số là nhà đầu tư nước ngoài, đến một ngày nào đó có thể thành công ty nước ngoài. Vậy để tránh vấn đề đấy, các Sharks phải đầu tư vào vì các Sharks là người Việt Nam. Một lúc nào đấy tỉ lệ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm xuống”. Mong muốn Luxstay thực sự do người Việt làm, xây dựng nên thương hiệu văn hóa Việt Nam, Shark Việt đưa ra đề xuất đầu tư 1 triệu USD cho 5% cổ phần.

            Shark Thủy cũng gia nhập cuộc chơi với lời đề nghị 2 triệu USD trong đó: 1 triệu USD cho 5,7% (định giá 17,5 triệu USD) và 1 triệu USD quyền mua ở vòng sau với giá discount 20%.

            Đối mặt với ba lời đề nghị và thái độ kiên quyết không bắt tay nhau của các nhà đầu tư, cặp đôi song Dũng bắt đầu cuộc thương thuyết với nhà đầu tư. Cuối cùng, kết quả thu về hoàn toàn bất ngờ khi:

            Shark Hưng đồng ý tăng mức rót vốn 2 triệu USD cho 6,8% cổ phần. Trong đó, 1 triệu USD cho 4,8% cổ phần mới kèm cam kết + 2% cổ phần ưu đãi giá 1 USD kèm điều kiện hỗ trợ startup, 1 triệu USD quyền mua cổ phần mới ở vòng sau với giá discount 20%.

            Startup cũng thành công thuyết phục Shark Việt nâng mức đầu tư lên 2 triệu USD cho 5% cổ phần. Trong đó, 1 triệu USD cho 5% cổ phần kèm điều kiện, 1 triệu USD quyền mua vòng tiếp theo với discount 20%.

            Founder Luxstay cũng nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Shark Thủy ở mức 2 triệu USD cho 5,17% cổ phần. Trong đó, 500 nghìn USD cho 2,9% cổ phần hiện hữu (định giá 17 triệu USD), 500 nghìn USD cho 2,27% cổ phần mới (định giá 22 triệu USD), 1 triệu USD quyền mua ở vòng sau với giá discount 20%.

            Nhận được cái bắt tay lần lượt với cả ba nhà đầu tư, Luxstay đã xác lập nên một kỷ lục mới tại Shark Tank khi trở thành startup đầu tiên nhận được cam kết đầu tư lên đến 6 triệu USD, trong đó gồm 3 triệu USD pre-money và 3 triệu USD quyền mua round sau, sau khoảng thời gian thương thuyết kéo dài và căng thẳng. Với sự đồng hành của các nhà đầu tư shark Tank, hy vọng ước mơ và tham vọng “kỳ lân” Việt Nam của Luxstay sẽ sớm thành hiện thực.

            Tập 2 Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa thứ 3 sẽ phát sóng vào lúc 20h30 thứ Tư ngày 31/7 trên kênh VTV3.

            Holly1

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            6 triệu USD được cam kết đầu tư vào Luxstay

            Luxstay- start-up được đặt tham vọng trở thành ‘biểu tượng cho Việt Nam’ vừa nhận cam kết rót 6 triệu USD từ 3 nhà đầu tư để đổi lấy xấp xỉ 17% vốn công ty.

            Cụ thể, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT CEN Group cam kết rót vốn 2 triệu USD cho 6,8% cổ phần Luxstay. Trong đó, 1 triệu USD cho 4,8% cổ phần mới kèm cam kết và 2% cổ phần ưu đãi giá 1 USD kèm điều kiện hỗ trợ start-up, 1 triệu USD quyền mua cổ phần mới ở vòng sau với giá thấp hơn 20%.

            Còn ông Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông cũng cam kết đầu tư 2 triệu USD, đổi lấy 5% cổ phần. Trong đó, 1 triệu USD cho 5% cổ phần kèm điều kiện, 1 triệu USD quyền mua vòng tiếp theo với giá thấp hơn 20%.

            Và cuối cùng là ông Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐQT kiêm sáng lập Tập đoàn Egroup cũng cam kết đầu tư 2 triệu USD, đổi lấy 5,17% cổ phần. Trong đó, 500 nghìn USD cho 2,9% cổ phần hiện hữu (định giá 17 triệu USD), 500 nghìn USD cho 2,27% cổ phần mới (định giá 22 triệu USD), 1 triệu USD quyền mua ở vòng sau với giá thấp hơn 20%.

            Nguyễn Văn Dũng, nhà sáng lập Luxstay giới thiệu rằng, bản thân đã có 12 năm kinh nghiệm vận hành và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo trực tuyến. Là một trong những đối tác lớn nhất của Google và Youtube tại Việt Nam khiến Dũng không hài lòng khi Việt Nam chưa có nhiều công ty công nghệ được định giá tỷ USD. Trong khi đó, các quốc gia lân cận như Singapore, Indonesia đều đã có start-up nổi danh. Vì vậy, Luxstay với sự kết hợp của 3 từ khóa chính: “du lịch”, “bất động sản” và “công nghệ” tham vọng sẽ trở thành start-up biểu tượng cho Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

            Nguyễn Văn Dũng, nhà sáng lập/CEO Luxstay cho biết, đã có 168 tỷ đồng vào công ty (Ảnh: TV Hub)

            Trong hai năm qua, Luxstay đã kêu gọi thành công 3 vòng gọi vốn với tổng số vốn kêu gọi cho đến thời điểm hiện tại là 168 tỷ đồng. Trước khi bắt đầu vòng gọi vốn Serie A với mục tiêu kêu gọi 10 triệu USD, CEO của Luxstay kỳ vọng có thể gọi 600 nghìn USD cho 1% cổ phần và tỉ lệ phát hành tối đa cho vòng gọi vốn lần này là 20%. Tuy nhiên, thực tế lại được cam kết đầu tư 6 triệu USD, đổi lấy xấp xỉ 17% vốn.

            Theo trình bày của Nguyễn Văn Dũng thì tại Việt Nam, quy mô thị trường chia sẻ nhà ở có doanh thu khoảng 174 triệu USD, chiếm chưa đến 2% chi tiêu tổng thị trường lưu trú tại Việt Nam được ước tính khoảng 8 tỷ USD. Trong khi, ở các quốc gia phát triển thì dịch vụ đã chiếm từ 10 – 20 % chi tiêu của thị trường lưu trú. Dũng đưa ra ước tính quy mô thị trường lưu trú Việt Nam sẽ đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2023.

            Hiện, Luxstay có 10 cổ đông với vốn điều lệ là 68 tỷ đồng và đội ngũ đang tập trung huy động vốn cả nhà đầu tư Việt Nam lẫn nước ngoài để xây dựng mục tiêu và giấc mơ chung.

            Ông Dzung Nguyễn, Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan cũng đang đại diện Quỹ đầu tư vào Luxstay đánh giá, trên thị trường các sản phẩm nước ngoài đang chiếm lĩnh không có sản phẩm nào của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số ít doanh nghiệp đang dần chiếm được thị trường nhờ cách đánh du kích, dùng trí thông minh của người Việt như: Zalo, Tiki. Vì vậy, Luxstay sẽ tập trung lấy Việt Nam làm nền tảng trọng tâm, sau đó mới ra khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia. Luxstay đang phát hiển hệ thống cung cấp giải pháp cho tất cả các chủ nhà (host), kết hợp với một số nhà đầu tư bất động sản để phát triển du lịch địa phương theo mô hình Homestay.

            Thị Hồng

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Một Đà Lạt lạ lẫm mà đẹp như tranh qua khung cửa sổ những căn homestay thơ mộng

            Tìm một căn homestay để náu mình giữa đất trời Đà Lạt, vừa dễ mà vừa khó. Dễ vì vô vàn sự lựa chọn nhưng khó vì không phải nơi nào cũng đủ hay ho để chúng ta đắm chìm mà nghiền ngẫm.

            Trong khoảng một năm trở lại đây, homestay đang dần “soán ngôi” khách sạn truyền thống để trở thành sự lựa chọn số một của những tín đồ yêu thích du lịch. Cùng với đó các nền tảng chia sẻ chỗ ở trực tuyến cũng xuất hiện liên tục.

            Tiên phong và dẫn đầu thị trường chỗ ở trong nước, Luxstay đang tìm được chỗ đứng vững chắc cho loại hình lưu trú vừa ấn tượng, độc đáo, hấp dẫn, với giá cả hợp lí sẽ là sự lựa chọn hàng đầu về lâu về dài của thị trường du lịch Việt Nam.

            Đặc biệt, Đà Lạt là nơi chứng kiến sự “lên ngôi” mạnh mẽ của homestay. Mỗi căn homestay đều mang một vẻ đẹp riêng, giấu trong mình một câu chuyện riêng của người chủ trọ. Nếu chưa biết ở đâu khi đến Đà Lạt, hãy nghía qua những căn homestay dưới đây để thử một lần được “sống” đúng nghĩa ở Đà Lạt trong vài ngày nhé!

            J’ADORE

            Nằm trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm thành phố chỉ gần 3km, J’ADORE là một trong những căn homestay được “săn đón” nhiều nhất tại Đà Lạt. Để tránh trường hợp “cháy phòng” vào mùa cao điểm, chúng ta có thể đặt trước qua Luxstay để tìm được chỗ ở ưng ý.

            Nếu đã từng xem qua bộ phim The Notebook và trót yêu căn nhà trong mơ đầy lãng mạn của Noah và Allie, thì chắc chắn bạn cũng sẽ dễ phải lòng những ngôi nhà nhỏ xinh của J’ADORE. Được bao quanh bởi hàng rào trắng muốt, mơ màng giữa lớp sương mù bảng lảng, J’ADORE khéo léo tận dụng khí hậu mát mẻ của Đà Lạt để thiết kế những ngôi nhà kính ngập tràn ánh sáng.

            J’ADORE sở hữu một khoảng sân lớn, ngập nắng, là địa điểm sống ảo “thần sầu” cho hội bạn thân. Với những ai thích tận hưởng không khí lành lạnh của Đà Lạt về đêm bên cạnh lò nướng BBQ đỏ lửa, đây cũng là một sự lựa chọn lí tưởng.

            Đây cũng chính là căn homestay từng góp mặt trong MV “Đừng Yêu Nữa, Em Mệt Rồi” gây sốt cộng đồng mạng.

            Lữ Tấn Inn

            Là ngôi biệt thự ngự tại con dốc Trần Hưng Đạo, Lữ Tấn nằm gần trung tâm Đà Lạt nhưng vẫn giữ được không gian yên tĩnh, an nhiên. Bất kì ai một lần có cơ hội đến thăm Lữ Tấn sẽ luôn gọi nơi đây là “nhà”.

            Chẳng phải bữa sáng buffet xa xỉ nhưng thay vào đó là những tô bún, tô phở nóng hổi, sạch sẽ tươm tất, mang đến cho khách một không gian ấm cúng và hương vị món ăn nhà làm. Chẳng phải nhà hàng với nội thất sang trọng, mảnh vườn rộng rãi, lò sưởi ấm áp hay những chiếc sofa dài và thư viện sách truyện mới chính là điều mang Lữ Tấn đến gần hơn với các lữ khách của mình.

            Lọt thỏm giữa trung tâm Đà Lạt, chẳng ai nghĩ Lữ Tấn Inn cũng có những góc đẹp như tranh.

            Foret By Legume

            Là người “anh em” của chiếc homestay hình khối lục giác – Légume từng “gây bão” cộng đồng mạng, Foret By Légume chính là phiên bản độc đáo hơn nhờ không gian trang nhã mà ấn tượng.

            Tọa lạc trên đường Hùng Vương, Foret By Legume nấp mình giữa thiên nhiên với rừng thông và ánh nắng chan hòa nhưng chẳng hề gắt gỏng. Đến với Foret By Legume bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thức dậy trong tiếng chim hót ríu rít vô cùng thú vị.

            Được khơi nguồn cảm hứng từ phong cảnh thoáng đãng của những cánh rừng thông bạt ngàn Đà Lạt, cùng vẻ đẹp ấm áp của thung lũng đèn Trại Mát về đêm, Foret By Legume ra đời là sự lựa chọn lí tưởng cho những tâm hồn lãng mạn.

            Khi ông mặt trời đi ngủ, phố lên đèn, cũng là lúc Foret By Legume khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy nhất.

            Foret By Legume sở hữu không gian nhỏ xinh, gần gũi với thiết kệ độc đáo, sáng tạo.

            Lâm Phượng Các

            Từng xuất hiện trong MV “Anh Nhà Ở Đâu Thế?” của ca sĩ Amee, Lâm Phượng Các là căn homestay mang đậm dấu ấn châu Âu giữa lòng Đà Lạt. Sang trọng nhưng vẫn giữ được những nét mộc mạc đặc trưng của thành phố ngàn hoa, Lâm Phượng Các luôn là một trong những địa điểm “hot” được các tín đồ Luxstay săn lùng mỗi mùa du lịch đến.

            Điểm đặc biệt của Lâm Phượng Các, đó là mỗi căn bungalow đều được thiết kế theo một màu sắc riêng với nội thất bên trong khá đặc biệt. Tuy không gian nhỏ nhưng các vật dụng đều được sắp xếp một cách hợp lí đem đến cảm giác ấm cúng mà gần gũi.

            Đến với Lâm Phượng Các mà cứ ngỡ như đang lạc mình giữa phố phường ngoại ô của châu u yên bình, mộng mơ.

            Ana Mandara

            Ana Mandara là một khu resort với những biệt thự mang đậm kiến trúc cổ Châu Âu giữa rừng thông xanh Lê Lai, Đà Lạt. Ở Ana Mandara không khí trong lành, bình yên như một ngôi làng nhỏ xưa cũ.

            Không chỉ là một khu resort được đón nhận rất nhiều lời khen về không gian, kiến trúc tinh tế, Ana Mandara còn là một trong những khu nghỉ dưỡng đồng hành cùng khách hàng trong những chiến dịch bảo vệ môi trường. Bảo vệ Đà Lạt khỏi rác thải nhựa, bảo vệ du lịch Việt Nam thân thiện, trong xanh.

            Khách đến khu nghỉ Ana Mandara Villas Dalat đều kể với Ana rằng họ rất thích bình thủy tinh nước lọc đặt ngay ngắn ở trên bàn cạnh một nhành hoa xinh xắn, vì cảm tưởng như đang về nhà, được uống nước do chính tay người thân mình nấu sau một chặng đường dài.

            Nhìn từ bên ngoài, Ana Mandara hệt như một căn biệt thự kiểu Pháp cổ điển giữa rừng thông xanh.

            Việc bắt lấy một khoảnh khắc “xuất thần” ở Ana Mandara chẳng khó khăn một chút nào.

            Đà Lạt đẹp, ngắm kiểu gì hay ngắm ở đâu thì Đà Lạt vẫn đẹp. Nhưng Đà Lạt đẹp nhất là khi được chiêm ngưỡng qua khung cửa sổ của những căn homestay nho nhỏ nấp mình giữa núi rừng thiên nhiên. Vì lúc đó Đà Lạt không chỉ được vẽ nên bởi cảnh sắc vạn vật mà còn bởi vô vàn câu chuyện chân thành và muôn màu cảm xúc.

            T.H

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Xã có… ‘1.200 kiểm lâm’!

            Sống trong vùng lõi rừng, nhưng không ai chặt phá cây rừng. Cả 1.200 người dân trong xã đều coi chuyện giữ rừng là trách nhiệm, phá rừng là cấm kỵ. Câu chuyện thực tế ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

            Chúng tôi đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) khoảng 2 tuần sau khi cơn lũ lớn quét qua địa phương này. Dọc con đường ven suối để đi lên rừng, nhiều cây gỗ lớn đổ ngổn ngang; những cây nhỏ hơn đã được cưa gọn và xếp ngay ngắn hai bên đường.

            Không có bóng dáng bảo vệ hay kiểm lâm và bằng mắt thường cũng thấy nhiều cây gỗ lớn có thể tận dụng để sử dụng vào nhiều việc… vậy nhưng hoàn toàn không thấy người dân nào vào lấy những cây gỗ đã đổ ngã. Đem ngạc nhiên này thắc mắc với anh Hà Đức Minh – Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn – anh Minh cười lớn: “Sau lũ 2 tuần, chứ 2 tháng nữa thì những cây gỗ vẫn nằm đó thôi, đồng bào ở Xuân Sơn bỏ thói quen vào rừng lấy gỗ từ lâu rồi…”.

            Du khách nước ngoài thích thú với thiên nhiên xanh mát ở vườn Quốc gia Xuân Sơn

            Tìm hiểu thêm về việc bảo vệ rừng của đồng bào Mường, Dao ở Xuân Sơn, Chủ tịch Minh cho hay: Xã Xuân Sơn nằm trọn trong 15.000 héc-ta vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn, bao quanh bởi những cánh rừng tự nhiên, với vô số cây to như: Táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ. Đặc biệt nơi đây còn có rừng chò chỉ giàu và đẹp nhất miền Bắc. Trước năm 1996, khi đó Vườn Quốc gia Xuân Sơn mới là khu bảo tồn, hiện tượng người dân vào rừng chặt phá lấy gỗ vẫn có, nhưng từ khi được công nhận là Vườn Quốc gia, công tác bảo vệ rừng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Năm 2008, có 4 người dân vào rừng khai thác cây nghiến đã bị truy tố, không chỉ bị phạt tiền mà còn phải chịu án treo, chịu sự lên án của chính người dân trong xã.

            Ngoài lực lượng kiểm lâm kiểm tra, chốt chặn thường xuyên, đến nay, tại 4 bản của Xuân Sơn, bản nào cũng có một Tổ bảo vệ rừng hoạt động thường xuyên. Ông Đặng Vĩnh Phúc (dân tộc Dao) – Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng đặc dụng bản Cỏi chia sẻ: Bản Cỏi có 92 hộ dân với 400 nhân khẩu. Từ khi thành lập Tổ bảo vệ rừng bản Cỏi, mỗi hộ thường xuyên có 1 thành viên tham gia vào tổ. Hiện Tổ bảo vệ có 92 thành viên, được xã phân công bảo vệ 1.652 héc-ta diện tích rừng thuộc bản Cỏi và khu vực giáp với tỉnh Sơn La. “Mỗi tuần chúng tôi lại thay nhau đi tuần một vòng, chủ yếu là canh chừng người dân đi lấy phong lan, chặt cây thuốc, bẫy thú rừng, đốt lửa không đúng nơi quy định… Công việc khá vất vả vì thường đi bộ 15 – 20 km đường rừng mỗi ngày, nhưng hộ nào được phân công đều tham gia rất đầy đủ, mặc dù số tiền nhận được từ công tác bảo vệ rừng chỉ hơn 1 triệu đồng/hộ/năm”.

            Cũng theo lời ông Phúc, ngoài việc tham gia vào Tổ bảo vệ rừng, hàng tháng, đơn vị kiểm lâm và UBND xã Xuân Sơn đều thông qua các cuộc họp thôn bản, loa phát thanh, khuyên bà con không đi săn bắn, không chặt cây, đốt lửa bừa bãi; tuyên truyền để bà con nắm rõ về lợi ích cũng như những chế tài xử phạt nếu người dân nào cố tình vi phạm… Không chỉ với người lớn, mà các em nhỏ ở Xuân Sơn cũng được học về giữ rừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với cố gắng này, từ khi được tuyên truyền, được hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, đồng bào Mường, Dao ở Xuân Sơn đã không còn sống phụ thuộc vào rừng. Chuyện rủ nhau vào rừng chặt cây đã trở thành chuyện cấm kỵ. Đây cũng chính là cơ sở để Chủ tịch Hà Đức Minh rất tự hào khi chia sẻ: “1.200 người dân ở Xuân Sơn, ai cũng có ý thức giữ rừng, nên chúng tôi vẫn hay nói vui là Xuân Sơn có 1.200 kiểm lâm, người Xuân Sơn còn là rừng còn…”.

            Đáng nói hơn cả là, khi rừng được giữ gìn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà một số hộ dân ở Xuân Sơn còn có điều kiện để mở dịch vụ homestay tăng thu nhập. Hiện với 8 homestay có thể phục vụ ăn, nghỉ, văn nghệ cho vài trăm khách/ngày, xã Xuân Sơn đang là điểm dừng chân của rất nhiều du khách – những người muốn được hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng không khí mát dịu giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn.

            Câu chuyện giữ rừng của Xuân Sơn và câu chuyện cả thôn rủ nhau đi phá rừng xảy ra hồi tháng 6 vừa qua ở thôn Đâng Bun, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đang cho thấy: Người dân ở gần rừng, sống cùng với rừng nên giữ được rừng hay không – vai trò của người dân là quan trọng nhất. Chỉ khi hiểu được giá trị của rừng, có được những sinh kế để ổn định cuộc sống thì người dân mới không còn tư tưởng trông vào rừng để khai thác.

            Hoàng Mai

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Hòa Bình: Xúc tiến đầu tư du lịch tại xã Hang Kia – Pà Cò

            Ngày 26/7, tại thung lũng thuộc xã Hang Kia, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại hai xã Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

            Ông Bùi Văn Tỉnh – Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình phát biểu tại hội nghị

            Qua đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại hai xã Hang Kia – Pà Cò và giới thiệu những chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch của địa phương, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở nơi trước đây vốn là “điểm nóng” về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

            Các nhóm giải pháp chính được đề cập bao gồm: Phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng vận động người dân cùng tham gia, hỗ trợ người dân xây dựng các homestay kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp sạch phục vụ du lịch (trồng rau sạch, trồng các loại cây ăn quả…); đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức phục vụ khách du lịch cho người dân…

            Trong phần phát biểu của mình, Ông Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đã giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế của Hang Kia – Pà Cò trong việc phát triển du lịch như: Giữ được những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của đồng bào dân tộc (người Mông), có khí hậu trong lành, mát mẻ, có những cánh rừng nguyên sinh bao bọc, nằm dọc trên tuyến du lịch Hà Nội – Mộc Châu (Sơn La)… Bên cạnh đó, Hang Kia – Pà Cò còn không ít những khó khăn để có thể phát triển và thu hút khách du lịch tới, trong đó quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng (đường giao thông, mạng lưới các cơ sở lưu trú, dịch vụ viễn thông…). Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình kêu gọi và cam kết sẽ địa phương sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, các tập đoàn yên tâm đầu tư về du lịch tại Hang Kia – Pà Cò.

            Cũng tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch với đại diện một số nhà đầu tư, công ty du lịch; trao các trang thiết bị hỗ trợ du lịch cho một số hộ dân đang kinh doanh, phát triển homestay; và tặng quà cho các hộ nghèo của hai xã Hang Kia – Pà Cò.

            Từng được coi là một điểm nóng về tội phạm ma túy nhưng Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình) có một sức hấp dẫn đầy ma mị khiến người ta không thể cưỡng lại ham muốn khám phá.

            Hang Kia – Pà Cò là hai xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), nằm trên độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển. Cách trung tâm huyện Mai Châu gần 40km. Đường lên Pà Cò là những con dốc quanh co, khúc khuỷu, uốn lượn theo những sườn núi cao, bên dưới là những vực mây trắng bồng bềnh. Do nằm ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, nên tại đây có khí hậu tương đối mát mẻ. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè tại đây là 30,4 độ C.

            Hầu hết các công dân sinh sống ở xã Hang Kia – Pà Cò là bà con người dân tộc Mông. Những công dân hiếu khách nhất đất Tây Bắc này luôn mở rộng cửa đón khách. Những ngôi nhà gỗ của bà con nằm thấp thoáng dưới tán vườn đào, vườn mận. /.

            Tin, ảnh: Vi Phong

            Thông tin thêm
            • ‹
            • 1
            • 2
            • 3
            • ›
            • »

            Tìm kiếm

            Recent Posts

            • Khi “thượng đế” thiếu ý thức thuê Homestay
            • Du khách tố homestay Đà Lạt lừa đảo, phòng như ổ chuột
            • Khám phá ngôi làng Minion độc đáo giữa Đà Lạt
            • Mô hình du lịch homestay ở huyện vùng cao A Lưới
            • Du lịch cực Nam tìm lại thời vàng son

            Tags

            Berry Valley: Homestay (2) Bonjour Dalat Homestay (1) Bình Yên House (1) Cù Lao Xanh (1) Căn hộ (1) Căn hộ Luxury (1) Dalat80s.NhàMình (1) Department (1) Dream Valley: (1) Hai Ả Homestay (1) Her Homestay Dalat (1) homestay Container (1) homestay Hà tĩnh (1) homestay Đà lạt (3) Lacasa Homestay: (1) Melody (1) Nomad Home Dalat (1) Vũng Tàu (1) Vườn đom đóm: (1) Đà Lạt (1) Đà Lạt Home & Coffee (1) Độc đáo homestay (1) Đợi Một Người (1)

            Vietnamhouse

            Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện và cập nhật, mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gửi về email: [email protected] Hotline: 083 530 0000

            Địa chỉ: G12A-05 The Manor Officetel, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. HCM

            © Copyright 2018 - Một trong những dự án của VietNet Ltd.

            Userful Links

            • Homestay
            • Farmstay
            • Cẩm nang Phượt
            • Contact Us
            • FAQ’s

            Social Links

            • Facebook