Đăng nhập

    Không tài khoản?

    Quên mật khẩu

      or

      Đăng ký

        Đã có tài khoản?
        Quá trình xác minh đã hoàn tất

        Đặt lại mật khẩu

          Bạn đã đăng ký thành công trên trang này. Vui lòng kiểm tra email của bạn để xem thư xác minh.
          Report Listing Anonymously
          Thanks for taking the time to report this listing. We will check and take necessary steps.
          Không nên liệt kê căn hộ này trên trang web nàyĐây không phải là chỗ ở cho thuêNội dung không phù hợp hoặc spamẢnh không đúng hoặc lừa đảoOther
          Vietnamhouse.vn
          • Tiền tệ
            • Đăng ký Đăng nhập
            • EnglishVietnamese
            • Hà Nội
            • Hồ Chí Minh
            • Đà Nẵng
            • Nha Trang
            • Vũng Tàu
            • Quảng Nam
            • Huế
            • Hạ Long
            • Blog – Cẩm nang và chia sẻ
              • Blog
              • Cẩm nang Phượt
              • Giới thiệu Homestay mới
            1. Home
            2. 2019 Archives
            3. Th8 Archives

            Hot Line: 083 530 0000

            04/08/2019 | vietnam | HomeStay

            Khi “thượng đế” thiếu ý thức thuê Homestay

            Nhiều chủ homestay tỏ ra chán nản trước ý thức của một bộ phận khách hàng người Việt thiếu ý thức khi chứng kiến những hình ảnh bãi rác để lại sau khi thuê phòng.

            Trong ngành du lịch với tôn chỉ khách hàng là thượng đế để đem đến cho người sử dụng sự thoải mái tiện nghi, Tuy nhiên nhiều thực tế đã  bên cung cấp dịch vụ như khách sạn, Homestay phải kiện nhiều khách hàng là người có tiền thuê phòng tự cho mình quyền xả rác, dùng đồ thiếu ý thức, không tôn trọng người phục vụ và không tin trọng chính mình. Họ để mặc cho những người chủ hoặc phục vụ khách sạn khổ sở khi dọn dẹp


            Các tín đồ của du lịch Đà Lạt gần đây xôn xao trước hình ảnh bẩn không thể tả nổi của khách hàng có tài khoản Duy Nguyễn đăng tải. Theo người này đoàn khách đã thuê nguyên một căn Homestay ở Đà Lạt từ ngày 22 đến 25 tháng 7

            Theo quy định giờ check in là 14 chủ nhà đã cho đoàn khách đến sớm từ 9 và không phi thu phí muộn. Tuy nhiên khi nhận lại phòng chủ Homestay đã phải bàng hoàng trước cảnh tượng các vị khách vứt rác bừa bãi khắp phòng, khăn tắm thì dùng làm giẻ lau, nồi thì làm cháy đen. Theo anh Duy Nguyễn hôm Chủ nhà đã yêu cầu những người này phải bồi thường thiệt hại. Sau khi giải quyết ổn thỏa nhóm khách lại đánh giá 1 sao cho Homestay ở đà lạt này.

            Sau khi sự việc được đăng tải câu chuyện trên đã quan tâm thu hút rất đông đảo cộng đồng mạng nhiều người cũng thừa nhận hết lời với ý thức kém của các bạn trẻ thuê phòng homestay ở Đà lạt này

            “Người ta đã đối tốt với mình mà lại đi đâm sau lưng đánh giá xấu về Homestay Tôi không hiểu những người này đang nghĩ gì tài khoản Tùng Nguyễn bày tỏ quan điểm”.

            Khách hàng ở chuẩn 5 sao cũng bị tố bẩn

            Hồi tháng 6 nhiều cư dân mạng cũng chán với độ bẩn cùng một nhóm khách được coi là khá giả. Được biết nhóm khách hàng thuê một khách sạn sang trọng tại ở Hạ Long.  Khi họ check out đã để lại cho các nhân viên dọn phòng một bãi chiến trường ngập rác.

            Theo chủ nhân của các bài viết “phòng của nhóm này thực sự là nỗi kinh hoàng với với đủ các loại rác từ mì tôm đến chai nhựa, các vật dụng trong phòng cũng mỗi nơi một chỗ. Khiến nhân viên dọn phòng tìm mỏi mắt ”


            Có tiền nhưng không mua được ý thức anh Nguyễn Hoàng bức xúc, đồng quan điểm với anh tài khoản Hoàng Giang viết ” nhìn khách sạn này cũng thuộc dạng xịn ở Hạ Long đấy nhưng khách hàng có tiền thuê lại thiếu ý thức, thật chán với những người đến giờ vẫn còn suy nghĩ bỏ tiền ra là mình phải được thành thượng ” . Người dùng Khánh An lại tỏ ra thông cảm với nỗi khổ của nhân viên dọn phòng “cuối cùng khổ nhất vẫn là nhân viên dọn phòng, cũng biết đây là nghề của họ nhưng vụ này thì mệt đấy,.. ai bắt mình dọn chắc mình chết” luôn cô chia sẻ

            Những con sâu làm rầu nồi canh, năm 2015 cộng đồng mạng Việt Nam từng được  phen dậy sóng với những bài chia sẻ từ một nhân viên dọn phòng khách sạn 4 sao ở Singapore.
            Theo nhân viên này những người khách hàng Việt Nam trong mắt họ là vô cùng bê bối.  Tác giả bài viết cho rằng người Việt khi ở khách sạn đa phần có thói quen bày bừa, xả rác lung tung mặc dù trong phòng có thùng rác.

            Những nhân viên này kêu gọi khách Việt Hãy Thương Lấy những người dọn phòng chúng tôi. Thời điểm đó bài đã được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Nhiều tài khoản cũng góp thêm không ít câu chuyện của bộ phận dân Việt thiếu ý thức khi đi du lịch du lịch nước ngoài.

            “Trường hợp tôi gặp không phải ở khách sạn như bạn bè kể nhưng cũng chán không kém. Hôm ấy tôi đang ngồi ở nhà hàng Lasvegas Mỹ thì có đoàn khách nước mình bước vào, cười nói ầm ĩ khiến nhiều  người xung quanh tỏ ra ngán ngẩm đứng lên và yêu cầu nhân viên gói đồ ăn dở vào hộp để đi khỏi. Tôi tiến gần và nhìn dưới chân họ thì giấy ăn vứt bừa bãi. Tài khoản Thiên Minh chia sẻ.

            Hướng giải quyết ra sao với khách ở bẩn

            Hồi tháng 6 một bài đăng với câu hỏi hỏi Nếu khách thuê phòng ở bẩn thì phải xử lý thế nào trong nhóm du lịch Vũng Tàu đã nhận được nhiều chú ý. Câu hỏi này dường như đã chạm đúng chỗ dưới, nhiều chủ khách sạn và các chủ Homestay ở Vũng Tàu đa số các bình luận đều cho rằng phải xử phạt hành chính. Chụp lại  ảnh là cách làm nhanh gọn nhất.
            Ở một bài đăng trên cộng đồng của ứng dụng thuê phòng Việtnamhouse.vn  một tài khoản đã kiến với những đồng nghiệp về tình trạng này anh cho biết việc cân nhắc tăng phí dọn phòng 10 đô. Tuy nhiên điều này không công bằng đối với những khách hàng sạch sẽ.

            Một số ý kiến yến cho rằng phải tăng giá phạt hoặc tăng dịch vụ. Như vậy bạn vẫn có thể nhận những gì mình xứng đáng khi dọn phòng cho những khách ở bẩn. Với những khách hàng sạch sẽ gọn gàng anh có thể trừ bớt  phí này khi trả phòng.

            Có chủ Homestay còn khuyên đồng nghiệp phải chụp ảnh trước và sau khi dọn điều này rất quan trọng để làm bằng chứng. Tốt hơn nên quay lại  căn phòng trong quá trình dọn của mình.  Trong trường hợp bị đánh giá xấu và đó sẽ là bằng chứng cho. Người này tiết lộ bí quyết.

             

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Du khách tố homestay Đà Lạt lừa đảo, phòng như ổ chuột

            Trước khi đến Đà Lạt (Lâm Đồng), nữ du khách đặt nguyên căn homestay trong 3 ngày 12-14/7 với giá 1,8 triệu/đêm. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ quá tệ đã gây ra tranh cãi đôi bên.

            Trưa 17/7, tài khoản có tên Hồng Nhung đã chia sẻ kỷ niệm đáng quên tại Đà Lạt lên diễn đàn du lịch, kể về việc homestay lừa đảo, làm ăn không chân chính.

            Cụ thể, Nhung cùng gia đình đặt phòng tại Nhà của những kẻ mộng mơ trên đường Nguyễn Văn Trỗi (phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Khi lên đến nơi, nữ du khách đã rất thất vọng về chất lượng dịch vụ của homestay này.

            Hồng Nhung cùng gia đình đã có kỷ niệm đáng quên khi thuê homestay tại Đà Lạt. Ảnh chụp màn hình.

            Trong bài viết, Nhung chia sẻ: “Mình đặt nhà nguyên căn với giá 1,8 triệu/ngày, 3 ngày là 5,4 triệu. Vì vào mùa du lịch nên bên homestay bắt chuyển khoản 100% để giữ phòng. Chuyện sẽ chẳng có gì cho tới khi mình đặt chân tới căn nhà đó để nhận phòng. Homestay này nằm trên đỉnh một con dốc nhỏ và hẹp, mình ước lượng khoảng gần 100 bậc thang. Thanh niên như mình leo còn khó chứ nói gì đến người lớn tuổi”.

            Lúc nhận phòng, gia đình Nhung tá hỏa khi nhận ra nơi ở khác xa với hình ảnh đăng trên mạng. Theo chủ nhân bài đăng, homestay mộng mơ trong trí tưởng tượng chỉ là một căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp, phòng toàn mùi ẩm. Nơi dựng ôtô cũng không có khiến mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn.

            Nữ du khách còn nhấn mạnh thêm: “Nơi này không khác gì những căn nhà ổ chuột được che giấu dưới lớp rèm và đồ trang trí. Không WiFi, không Internet, không có gì ngoài sự bất tiện”.

            Chia sẻ với Zing.vn, Nhung cho biết: “Mình không ngờ mọi thứ lại khác xa so với trong ảnh như vậy. Hình ảnh những căn phòng đăng lên mạng đã qua chỉnh sửa nên trông rất lung linh. Thật ra, nơi đó rất tối tăm, vòi nước thì nhỏ giọt, cửa lỏng lẻo, không được chốt kỹ càng”.

            Khách sạn trong ảnh quảng cáo khác xa với thực tế do một thành viên chia sẻ dưới bài đăng của Nhung. Ảnh: FBNV.

            Không chịu được sự bất tiện, gia đình Nhung đã yêu cầu phía homestay hoàn tiền để đi thuê nơi ở khác. “Tuy nhiên, họ trốn tránh và nhất định không chịu gặp mặt để giải quyết”.

            Sự việc đi đến đỉnh điểm khi những thành viên trong gia đình Nhung không kiềm chế được và trình báo lên công an. Sau quá trình làm việc, công an khẳng định homestay nói trên chưa đăng ký giấy phép kinh doanh và cũng bị hàng xóm xung quanh phản ánh nhiều.

            Xác nhận vụ việc, quản lý homestay kể trên nói: “Lúc thỏa thuận, bên mình có nói rõ ràng với khách rằng homestay này thích hợp cho những bạn trẻ thích sự mới mẻ, mộng mơ. Hơn nữa, mình cũng đã khẳng định phòng nằm trên một con dốc chứ không hề giấu gì cả”.

            Khi nhận được phản hồi về WiFi, nhân viên homestay có kêu người đến sửa chữa. Bên cạnh đó, quản lý còn thuê cả nhân viên để dọn căn phòng mà gia đình Nhung sắp lên ở. “Ngay cả bình siêu tốc mình cũng bảo nhân viên chà xà bông thật kỹ”, người này cho biết thêm.

            Về vấn đề đền bù, hai bên cũng đã thống nhất với nhau nếu không có khách đặt lại phòng thì thiệt hại sẽ chia đôi. “Mình rất thoải mái nếu hai bên thỏa thuận sòng phẳng với nhau. Tuy nhiên, phía khách hàng có những hành động muốn làm to chuyện nên hiện tại mọi chuyện vẫn chưa có tiến triển gì”.

            Phía homestay cũng thừa nhận sai lầm khi chưa có đủ giấy tờ pháp lý kinh doanh do các rắc rối trong quá trình làm ăn với quản lý homestay này từ trước.

            Sau vụ lùm xùm, Hồng Nhung cũng thẳng thắn: “Mình cũng không muốn làm lớn chuyện. Qua việc này, mình mong mọi người hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đặt phòng. Cá nhân mình mong muốn sự việc này sẽ là lời nhắc nhở cho nhiều du khách có dự định đến Đà Lạt”.

            Thác 7 tầng đẹp như dải lụa ở Đà Lạt hút khách nước ngoài Không chỉ có hoa, Đà Lạt (Lâm Đồng) còn níu chân du khách bởi những khung cảnh hùng vĩ, một trong số đó phải kể đến con thác Pongour chảy dài như dải lụa giữa núi rừng.

            Hoài Thương

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Khám phá ngôi làng Minion độc đáo giữa Đà Lạt

            Nếu như trước kia Homestay hấp dẫn du khách bởi những tiện nghi sang trọng, thì hiện nay điểm hấp dẫn du khách ở các khu Homestay chính là thiết kế độc đáo, khác lạ.

            Ngôi làng Minion nằm trong một khu Homestay mới tại Đà Lạt được người chủ kỳ công thiết kế. Kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà này đang thu hút rất nhiều khách du lịch.

            Ngôi làng Minion độc đáo ở Đà Lạt.

            Điều hiển nhiên là rất khó để bắt gặp ngôi làng nào tương tự như thế này ở một nơi khác. Để xây dựng lên khu Homestay độc đáo này, người chủ đã bơm bóng khí để tạo dáng cho từng ngôi nhà và xây gạch theo hình dáng đó. Đến khi tường đã khô, bóng khí được rút đi để hoàn thiện nốt vẻ ngoài đặc biệt.

            (Tổng hợp)

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Mô hình du lịch homestay ở huyện vùng cao A Lưới

            Mô hình homestay giờ đây không quá xa lạ đối với đồng bào vùng núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm gần đây, mô hình này được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển. Qua đó, đã hình thành những tour, tuyến đặc sắc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; tạo sinh kế, giới thiệu nét văn hóa, ẩm thực bản địa…

            Cách thành phố Huế khoảng 70km về hướng Tây, A Lưới không chỉ có những cánh rừng già đa dạng sinh học, những con suối trong lành, thác đẹp mà còn có di sản văn hóa, ẩm thực phong phú của đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, có đường Hồ Chí Minh huyền thoại, nhiều di tích lịch sử cách mạng, kết nối cửa khẩu với nước bạn Lào đã tạo ra hạ tầng cơ bản cho phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ – du lịch.

            Sau khi thưởng thức các món ăn đặc trưng bản địa, du khách sẽ ngủ lại trên nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc

            Hiện nay, tại huyện A Lưới có 3 khu du lịch cộng đồng như: Điểm du lịch homestay xã Hồng Hạ, xã Hồng Kim và xã A Roàng. Tại các điểm này đều phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng, homestay dưới dạng trải nghiệm độc đáo. Du khách đến đây không chỉ “phượt” với những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ, mát lành từ những con suối mà còn cùng đồng bào dân tộc bản địa thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng như thịt nướng ống tre, bánh A Quát, xôi nếp than, rượu đoát, muối tiêu rừng, rượu đoác… tham quan, mua sắm những món hàng lưu niệm tại các làng nghề truyền thống. Theo Phòng Văn hóa huyện A Lưới cho biết, trung bình mỗi tháng có hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và ở lại tại các homestay này, qua đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – du lịch tại huyện vùng cao A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

            Người dân bản địa sẽ là đầu bếp cho những món ăn đặc trưng

            Ông Viên Xuân Linh (homestay xã A Roàng) cho biết, phát triển du lịch cộng đồng không bao giờ là trễ, bởi nhờ vào những nét văn hóa độc đáo vốn có tại địa phương, cùng với những món ăn đặc trưng và con người thích trải nghiệm những điều khác lạ. Nắm bắt được nhu cầu đó, sau thời gian phát triển, đến nay mô hình homestay xã A Roàng thành công ngoài mong đợi. “Hiện nay, đang có xu hướng du lịch trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống. Ở A Lưới có 2 nghề truyền thống được du khách biết đến và ưa thích là nghề dệt Dèng và nghề đan chiếu A Chát của đồng bào dân tộc Tà Ôi. Việc áp dụng du lịch trải nghiệm với các làng nghề tại địa phương, giúp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làm ra nhiều hơn, giải quyết việc làm cho đồng bào với thu nhập ổn định, đồng thời tạo môi trường du lịch ngày càng phát triển hơn” – ông Linh chia sẻ.

            Đêm lửa trại tại homestay A Roàng

            Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Nhận thấy đây là mô hình phù hợp và có tiềm năng phát triển tại địa phương, do đó thời gian tới, huyện A Lưới sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển mô hình homestay, du lịch trải nghiệm. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực làm du lịch, hướng dẫn và tập huấn người dân làm du lịch, qua đó thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển” – ông Hùng cho biết thêm.

            Nguyễn Tuấn – Tường Vy

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Du lịch cực Nam tìm lại thời vàng son

            Tiềm năng du lịch của Cà Mau – vùng đất cực Nam Tổ quốc – lại được đánh thức sau thời gian dài vuột mất nhiều cơ hội

            Cách đây hơn chục năm, Cà Mau bất chợt nổi tiếng với những danh thắng du lịch mà kể cả người trong tỉnh cũng phải tò mò: Khai Long, Hòn Đá Bạc, Đầm Thị Tường…

            Du khách trải nghiệm tour xuyên rừng ngập mặn ở Cà Mau Ảnh: VÂN DU

            Khi ấy, mặc dù giao thông còn quá cách trở, chủ yếu đi đường thủy mất rất nhiều thời gian nhưng khách vẫn kéo tới ùn ùn. Tại Hòn Đá Bạc, có lúc khách đông đến mức làm gãy chiếc cầu bắc từ đất liền ra hòn. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn với ngành du lịch Cà Mau trong những năm tháng vàng son ấy là không đủ sức để níu chân du khách. Phần lớn du khách đến một lần rồi không trở lại bởi chất lượng dịch vụ kém và đi lại khó khăn.

            Điển hình như khu du lịch Hòn Đá Bạc nay đã thôi bán vé vào cổng, khách đến tham quan chỉ tốn phí gửi xe, đi xe điện và hình thành các dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, câu cá nhưng vẫn vắng. “Nghe nói Đá Bạc từ lâu, bữa nay đi cho biết. Nói chung cảnh cũng đẹp nhưng sao không thấy dịch vụ du lịch gì hết” – anh Đinh Thái Phương, du khách đến từ Bạc Liêu, thắc mắc.

            Năm 2019 mở ra với rất nhiều kỳ vọng về sự đột phá của du lịch Cà Mau. Thị trường du lịch của vùng đất tận cùng Tổ quốc đang dần nóng lên với sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà đầu tư. Các công ty, tập đoàn lữ hành du lịch cũng đã sớm thiết lập những “vệ tinh” của mình để có thể nắm bắt nhanh nhất xu thế này.

            Cũng trong năm nay, Khu Du lịch Mũi Cà Mau được công nhận là khu du lịch quốc gia, là sự kiện mang ý nghĩa trọng đại, tạo cú hích to lớn cho ngành “công nghiệp không khói” ở Cà Mau. Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Cà Mau Trần Hiếu Hùng nhận định: “Từ lâu du lịch Đất Mũi đã là trọng điểm, việc đột phá phát triển du lịch cũng khởi phát từ đây. Đất Mũi với lợi thế là điểm đến có sức hút hàng đầu tại Cà Mau, đã được hoạch định phát triển dài hạn, có đủ nền tảng, sức cạnh tranh với bất kỳ nơi đâu”.

            Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau chủ yếu thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển và một phần nhỏ thuộc huyện Năm Căn, có diện tích khoảng 20.100 ha, trong đó khu vực tập trung phát triển có diện tích 2.100 ha.

            Cung cách phục vụ du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch Đất Mũi đang ngày càng chuyên nghiệp hóa, sẵn sàng tiếp cận với những thị trường khách du lịch khó tính nhất. Song hành với đó là chiến lược quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Đất Mũi đang được triển khai bài bản. Cà Mau cũng dần đưa các sản vật, đặc sản mang thương hiệu Cà Mau trở thành “vũ khí” chiến lược nhằm nâng cao chuỗi giá trị của hoạt động du lịch. Đặc biệt, mô hình homestay tại ấp Cồn Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) được đánh giá có hiệu ứng tích cực khi đi vào hoạt động. Lượng khách đến đây ngày càng đông, nhất là ở các hộ ông Trần Văn Hướng và Nguyễn Văn Nhuần. Bởi 2 hộ này tổ chức được các dịch vụ theo đúng chất homestay, như: bắt cua, mò sò, đi tham quan bãi bồi, đờn ca tài tử…

            “Trong này chưa có đường bộ. Khách ngoài khu Đất Mũi cũng chưa kết nối với khu vực này nhiều, chủ yếu là do mình tự tạo mối quan hệ nên cũng khó lắm” – ông Nguyễn Văn Nhuần trăn trở.

            Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Cà Mau, ngành du lịch Cà Mau dự kiến đón 1.660.000 lượt khách, tăng hơn 10% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế là 28.000 lượt, doanh thu phấn đấu đạt 2.420 tỉ đồng. Công suất sử dụng phòng đạt từ 68% trở lên. Chỉ tiêu này có thể đạt được bởi trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành du lịch địa phương đã thu hút hơn 816.000 lượt du khách đến tham quan và lưu trú. Trong đó, lượng du khách quốc tế là gần 16.000 lượt, doanh thu hơn 1.300 tỉ đồng.

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Vỡ mộng vì phòng khách sạn quá ‘ảo’ so với thực tế

            Bên cạnh sự nhanh chóng, tiện lợi, việc đặt phòng qua bên thứ 3 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều du khách đã ‘vỡ mộng’ khi phòng nghỉ của mình quá khác so với ảnh quảng cáo.

            Đặt phòng khách sạn là một trong những việc quan trọng nhất cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đi du lịch, nghỉ mát. Điều này quyết định đến tâm trạng và không khí của cả kỳ nghỉ. Khách sạn là nơi để mọi người ngả lưng, tiếp sức cho cuộc chơi ngày hôm sau. Bởi vậy, nếu việc đặt khách sạn gặp trục trặc, tâm trạng của bạn sẽ ảnh hưởng ít nhiều.

            Bên cạnh những trường hợp “đặt phát ưng luôn”, nhiều người vẫn phải lâm vào cảnh khốn khổ khi ôm nỗi thất vọng về khách sạn “ảo”.

            Trước vấn đề đáng lo ngại này, các tín đồ xê dịch cũng thừa nhận rằng việc đặt phòng qua mạng nhanh chóng nhưng rất dễ gặp phải tình huống “treo đầu dê, bán thịt chó”.

            Mất tiền vì quá tin vào ảnh mạng

            Trưa 17/7, tài khoản có tên Hồng Nhung đã chia sẻ kỷ niệm đáng quên tại Đà Lạt lên diễn đàn du lịch, kể về việc homestay lừa đảo, làm ăn không chân chính.

            Cụ thể, Nhung cùng gia đình đặt phòng tại Nhà của những kẻ mộng mơ trên đường Nguyễn Văn Trỗi (phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng). So với hình ảnh được chủ homestay đăng tải, căn phòng thực tế được Nhung miêu tả là “như ổ chuột” cùng vô vàn bất tiện khác.

            Trong bài viết, Nhung chia sẻ: “Mình đặt nhà nguyên căn với giá 1,8 triệu/ngày, 3 ngày là 5,4 triệu. Vì vào mùa du lịch nên bên homestay bắt chuyển khoản 100% để giữ phòng. Chuyện sẽ chẳng có gì cho tới khi mình đặt chân tới căn nhà đó để nhận phòng. Homestay này nằm trên đỉnh một con dốc nhỏ và hẹp, mình ước lượng khoảng gần 100 bậc thang. Thanh niên như mình leo còn khó chứ nói gì đến người lớn tuổi”.

            Homestay mộng mơ trên mạng và cái kết. Ảnh: NVCC.

            Chủ nhân bài đăng còn “té ngửa” khi nhận ra homestay mộng mơ trong trí tưởng tượng chỉ là một căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp, phòng toàn mùi ẩm. Nơi để ôtô cũng không có khiến mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn. Nữ du khách nhấn mạnh thêm: “Nơi này không khác gì những căn nhà ổ chuột được che giấu dưới lớp rèm và đồ trang trí. Không WiFi, không Internet, không có gì ngoài sự bất tiện”.

            Bức xúc trước cú lừa trắng trợn từ homestay, gia đình Nhung yêu cầu hoàn tiền để thuê nơi khác. Tuy nhiên, phía homestay liên tục trốn tránh và đôi bên phải nhờ đến sự can thiệp của công an.

            “Lúc thỏa thuận, bên mình có nói rõ ràng với khách rằng homestay này thích hợp cho những bạn trẻ thích sự mới mẻ, mộng mơ. Hơn nữa, mình cũng đã khẳng định phòng nằm trên một con dốc chứ không hề giấu gì cả”, đại diện homestay trả lời Zing.vn.

            Về vấn đề đền bù, hai bên cũng đã thống nhất với nhau nếu không có khách đặt lại phòng thì thiệt hại sẽ chia đôi. “Mình rất thoải mái nếu hai bên thỏa thuận sòng phẳng với nhau. Tuy nhiên, phía khách hàng có những hành động muốn làm to chuyện nên hiện tại mọi chuyện vẫn chưa có tiến triển gì”.

            Phòng 2,2 triệu nhưng thực tế chỉ khoảng 1,5 triệu

            Ngày 5/4, các diễn đàn du lịch liên tục chia sẻ đoạn clip của một travel blogger tố resort Aroma Phan Thiết (Bình Thuận) lừa đảo khách hàng.

            Cụ thể, theo lịch trình, người này di chuyển đến Bình Thuận và dừng chân nghỉ ngơi tại resort Aroma. Khi check-in, anh được lễ tân cho biết không nhận đặt phòng qua trang trung gian và yêu cầu book trực tiếp với giá không đổi là 2,2 triệu đồng.

            Cuộc trao đổi căng thẳng giữa khách hàng và lễ tân của Aroma. Ảnh chụp màn hình.

            Sau khi thanh toán bằng thẻ, vị khách này được nhân viên dẫn đến dãy phòng mà theo anh chỉ có giá khoảng 1,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, phòng cũng không hề có view nhìn ra biển như đã thỏa thuận trước đó.

            “Tôi đặt phòng 2,2 triệu đồng cho loại phòng Bungalow thì lễ tân thái độ thách thức khách hàng và nói chuyện kiểu chợ búa. Thậm chí lúc sau gọi bảo vệ lên đòi đánh và đập điện thoại của tôi”, người này nói trong clip.

            Travel blogger này cũng không hề được phục vụ hay đón tiếp chu đáo từ lúc đến resort này. Anh còn bị nhân viên tỏ thái độ và có những lời lẽ không phù hợp với phong cách của người làm dịch vụ.

            Cảm thấy sự việc căng thẳng ngoài mong muốn, anh quyết định cùng bạn đồng hành xách vali ra khỏi resort và chấp nhận mất trắng 2,2 triệu đồng.

            Trong cơn bão lùm xùm, đại diện phía Aroma gọi sự cố đáng tiếc nói trên là một sự hiểu lầm trong giao tiếp không mong muốn giữa nhân viên resort và khách hàng. Người này cũng thừa nhận, trong quá trình xử lý nghiệp vụ, nhân viên resort đã không có sự đối đáp khéo léo và lịch thiệp cần thiết.

            Nhiều người dùng mạng cho rằng bên khách sạn không muốn khách của mình đặt qua trung gian vì đỡ phải mất tiền hoa hồng. “Tôi còn lạ gì mấy cái mánh khóe này, bắt khách đặt trực tiếp để tránh việc chia tiền cho bên thứ 3” hay “Gặp người hiền lành thì cho qua chứ đụng phải nhân vật máu mặt thì sự thật cũng lòi ra thôi” là những lời bình luận từ những thành viên trên diễn đàn du lịch.

            Câu chuyện rắc rối này dần được lắng xuống. Tuy nhiên, việc khách sạn bị tố lừa đảo vẫn là một vấn đề nan giải trong thời buổi hiện nay và chưa có hồi kết. Năm trước, nhiều người cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.

            Quảng cáo phòng 5 sao nhưng chất lượng không đảm bảo

            Đầu tháng 8/2018, cộng đồng mạng xôn xao về việc đoàn khách tố Royal Lotus Hạ Long Resort & Villas đăng ảnh một nơi và nhận phòng một nẻo.

            “Lần đầu và cũng là lần cuối đến đây. Villa 5 phòng ngủ mà tận 4 tầng. Phòng chắc rộng khoảng 15 m2. Phòng khách quảng cáo đầy đủ tiện nghi thế kia mà vào đến cái hộp giấy ăn còn không có. Đúng kiểu treo đầu dê, bán thịt chó! Nước nôi không, cốc chén không. Mình bước chân vào còn bất ngờ vì bụi bẩn. Đáng sợ kiểu 5 sao như này”, thành viên O.B bức xúc khi chia sẻ thông tin trên các diễn đàn du lịch.

            Bài viết tố khách sạn ở Hạ Long làm ăn không trung thực. Ảnh chụp màn hình.

            “Chắc đây không phải là villa mà là nhà liền kề, ăn buffet chán lắm. Phòng khách không có tivi. Điều khiển không được cầm…”, Tran Thu Huyen viết. Khi đó, thành viên Thanh Hà cũng đồng tình: “Nhìn còn không bằng mấy căn homestay”. Cùng nhận định, tài khoản Quang Huy cũng cho rằng căn phòng villa này còn không bằng khách sạn 2 sao.

            Xác nhận vụ việc với Zing.vn, L.C, một thành viên khác trong đoàn, chia sẻ gia đình anh đã đặt 3 căn villa, thuê trong 2 ngày với tổng trị giá 42 triệu. Tuy nhiên, khi đến nhận phòng, mọi thứ không như mong đợi.

            “Phòng không có tivi và tủ lạnh. Khu bếp không có bát đĩa. Bếp từ không có điện”, anh nói. Người đàn ông này nhấn mạnh thêm: “Cả đoàn hào hứng, mong chờ chuyến du lịch mà khi đến đây, điều chúng tôi nhận lại chỉ là sự thất vọng”.

            L.C cho biết khi thấy phòng không đủ tiêu chuẩn, gia đình anh đã phản ánh với khách sạn và yêu cầu trả phòng. Tuy nhiên, bên resort thông tin nếu trả phòng, nhóm khách sẽ phải mất 50% phí, tức hơn 20 triệu đồng.

            Quyết định này khiến các thành viên trong gia đình rất bức xúc. “Khi chúng tôi yêu cầu gặp quản lý hoặc một ai đó có thể đứng ra giải quyết, không ai xuất hiện”, O.B nói.

            Chia sẻ với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc điều hành khách sạn trên, cho biết đoàn khách này đặt phòng của khu nghỉ dưỡng qua mạng.

            Theo ông Sơn, những người này thuê 3 căn villa. Tuy nhiên, 2 trong 3 căn chưa được dọn vì đoàn trước đó mới chuyển đi. Để khách khỏi chờ lâu, nhân viên đã mời đoàn lên căn villa đã dọn dẹp sạch sẽ.

            “Tuy nhiên, vì một số nhầm lẫn nào đó, một lúc sau, đoàn khách tức giận, đòi trả phòng và có những lời lẽ không hay”, ông nói.

            Ngày 14/8/2018, đại diện khách sạn cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với các bên. Thay mặt các bên liên quan, đại diện khách sạn cũng đã có lời xin lỗi tới khách hàng về những nhầm lẫn cũng như thiếu sót trong dịch vụ. Bên thứ 3 hợp tác với khách sạn trên cam kết trả lại 100% tiền phòng cho khách hàng.

            Ai sẽ là người đứng ra chịu đền bù?

            Không chỉ những lùm xùm kể trên, thời gian gần đây, hàng loạt những tranh cãi, bức xúc về vấn đề đặt phòng thông qua bên thứ 3 cũng gây nhức nhối với các du khách tại Cát Bà (Hải Phòng), Quan Lạn (Quảng Ninh)…

            Chia sẻ với Zing.vn, Phó Tổng cục trưởng Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Hà Văn Siêu nói: “Trong thời buổi ứng dụng công nghệ du lịch phát triển, du khách khó tránh khỏi những rủi ro. Đặt phòng qua mạng không giống với thực tế cũng là một vấn đề mới, đáng quan tâm và cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ chính quyền”.

            Cùng vấn đề đó, Vụ trưởng Vụ khách sạn (Tổng cục Du lịch) Vũ Văn Thanh cho biết: “Khi ký hợp đồng hợp tác với nhau, bên công ty quản lý ứng dụng đặt phòng và khách sạn phải bàn bạc, thống nhất để đưa ra những quy tắc, điều luật chung. Trong trường hợp khách hàng cảm thấy thất vọng về dịch vụ tại nơi lưu trú, bên nào có lỗi sẽ phải đứng ra chịu đền bù và đứng ra hòa giải. Nếu không chấp nhận, đôi bên có thể đưa nhau ra tòa để giải quyết”.

            Theo một số nguồn tin, du khách đặt phòng qua trung gian có chiều hướng gia tăng trong năm nay. “Khách đặt phòng gần biển qua bên thứ 3 chiếm tới 70%. Việc này đánh dấu bước phát triển đề án áp dụng công nghệ vào du lịch. Tuy nhiên, chính quyền cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và kịp thời ngăn chặn những doanh nghiệp làm ăn ẩu, gây bất lợi cho ngành du lịch nước nhà”, vị lãnh đạo cho biết thêm.

            Việt Nam tuyệt đẹp trong clip hướng dẫn khách Tây du lịch một mình Chuyên trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet gợi ý khách nước ngoài muốn du lịch một mình nên đến Việt Nam, đất nước của thiên nhiên tuyệt sắc cùng ẩm thực đa dạng.

            Hoài Thương

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Chia sẻ kinh nghiệm đi phượt Tây Bắc bằng xe máy

            Đi phượt Tây Bắc bằng xe máy đang là một hình thức du lịch đang khá được yêu thích hiện nay. Với hình thức này các phượt thủ có thể vừa tiết kiệm được chi phí, vừa chủ động được phương tiện đi lại, thời gian mà lại không lo bỏ lỡ những cảnh đẹp tuyệt vời trên suốt tuyến đường. Để giúp các bạn có một chuyến phượt Tây Bắc thuận lợi chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm xương máu sau đây!

            1. Thời điểm nên lên Tây Bắc du lịch

            Nếu các bạn đang muốn đi phượt Tây Bắc thì có thể lựa chọn đi vào mùa xuân hoặc là mùa thu. Đây là hai mùa Tây Bắc xinh đẹp và thu hút nhất.

            2. Những tuyến đường bạn có thể tham khảo

            Theo như kinh nghiệm đi phượt Tây Bắc thì sẽ có khá nhiều tuyến đường với phong cảnh đẹp cho các bạn lựa chọn, ví dụ:

            – Lào Cai – đèo Ô Quy Hồ – Lai Châu

            – Điện Biên – đèo Pha Đin – Sơn La

            – Nghĩa Lộ – đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải

            – Pa Tần – Mường Tè

            – Pắc Ma – Mường Tè – A Pa Chải

            – Mường Nhé – Điện Biên

            – Sơn La – Mai Châu – Hòa Bình

            Có rất nhiều cung đường phượt đẹp đi Tây Bắc

            Đây là các cung phượt Tây Bắc được rất nhiều phượt thủ lựa chọn bởi các cung đường này tương đối an toàn mà khung cảnh hai bên đường lại đẹp.

            3. Dự kiến thời gian và chi phí

            Với những kinh nghiệm du lịch Tây Bắc của mình thì chúng tôi khuyên các bạn nên dành khoảng 3 – 5 ngày để đi. Mức chi phí cho một người vào khoảng 3 – 5 triệu đồng. Đương nhiên, nếu các bạn có nhiều thời gian và chi phí hơn sẽ có thể tham quan được nhiều địa điểm hấp dẫn ở Tây Bắc cũng như có những trải nghiệm vui chơi, ăn uống tuyệt vời hơn.

            4. Chỗ nghỉ tốt nhất khi lên Tây Bắc

            Dưới đây là một số homestay đẹp dành cho dân đi phượt Tây Bắc tham khảo:

            – Homestay Phơri’s House nằm tại Tả Van, Sapa

            – Homestay Nam Cang Riverside Lodge, Sapa

            – Viettrekking homestay nằm tại cuối đường Hoàng Liên, Sapa

            5. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Bắc

            Khi đi phượt Tây Bắc bằng xe máy các bạn có thể chủ động ghé thăm khá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng cao này, ví dụ như:

            – Mù Cang Chải (Yên Bái): Đây là một trong những nơi có các thửa ruộng bậc thang đẹp nhất trong số các tỉnh Tây Bắc. Tới mùa thu, các thửa ruộng ngập tràn một sắc vàng óng ả nằm dọc khắp cung đường Tây Bắc. Đây là một khung cảnh vô cùng đẹp và lãng mạn!

            Ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải

            – Điện Biên Phủ (Điện Biên): Bảo tàng Điện Biên Phủ là nơi trưng bày rất nhiều các kỷ vật chiến tranh gắn liền với những sự tích vừa đau thương, vừa hào hùng của dân tộc

            – Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La): Đây là nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 20 độ C. Khi tới cao nguyên các bạn sẽ được tham quan rất nhiều địa điểm đẹp như các khu di tích, động Sơn Mộc Hương, đỉnh Phiêng Luông, rừng thông,…

            – Mai Châu (Hòa Bình): Tại đây có những địa danh nổi tiếng như hang Mỏ Luông, hang Chiều,… là những địa điểm các bạn nên đến tham quan

            – Sapa (Lào Cai): Đây là một thị trấn du lịch nổi tiếng của Lào Cai, có khí hậu quanh năm mát mẻ cùng nhiều địa điểm tham quan, vui chơi hấp dẫn như: cổng Trời, Thác Bạc, hang Gió, núi Hàm Rồng, cầu Mây,…

            Sapa là điểm đến không thể bỏ qua khi đi phượt Tây Bắc

            Ngoài các địa điểm trên, dân phượt Tây Bắc bằng xe máy cũng có thể ghé thăm hang Tiên Sơn (Lai Châu), Đèo Pha Đin (Sơn La, Điện Biên), Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai, Lai Châu), Đèo Khau Phạ (Yên Bái), hồ Thác Bà (Yên Bái),…

            Vì địa hình Tây Bắc khá hiểm trở, các bạn phượt thủ bằng xe máy cần chuẩn bị một số phụ kiện du lịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè. Tham khảo các loại Đèn pin siêu sáng chính hãng và túi ngủ du lịch tại Travelgear

            6. Đặc sản ở Tây Bắc làm bạn không thể cưỡng lại

            Tại Tây Bắc không chỉ có nhiều cảnh đẹp mà đặc sản cũng rất ngon và phong phú, khiến du khách khó mà cưỡng lại. Đã tới Tây Bắc thì nhất định các bạn phải thử ngay 10 món đặc sản sau: thịt trâu gác bếp, lạp xưởng hun khói, hạt mắc kén, nhộng ong rừng, táo mèo khô, sâu chít Điện Biên, cá bống vùi tro, bê chao Mộc Châu, cốm Tú Lệ, xôi ngũ sắc.

            Trên đây là những kinh nghiệm phượt Tây Bắc mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho chuyến đi phượt của bạn sắp tới!

            H.Lan/ Sức Khỏe 365

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Hòa Bình bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

            Nhằm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2019 trong thời gian từ 17 – 22/7 tại huyện Mai Châu.

            Toàn cảnh lớp tập huấn/baohoabinh.com.vn

            Tham dự lớp tập huấn gồm có 45 học viên là cán bộ, nhân viên các đơn vị quản lý, lữ hành; các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã đang kinh doanh, có khả năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới thuộc địa bàn các xã trên địa bàn huyện Mai Châu.

            Trong thời gian tham dự lớp tập huấn, các học viên được trang bị các kiến thức tổng quan về du lịch; Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; Đặc điểm, lợi thế và triển vọng của du lịch cộng đồng homestay; Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch; Một số giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch. Cùng với đó, các học viên còn được thực hành nghiệp vụ lễ tân, buồng và ăn uống.

            Lớp tập huấn là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao tính chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại huyện Mai Châu nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung. Sau khi chương trình tập huấn kết thúc, các học viên trở về địa phương sẽ mang những kiến thức, kỹ năng về phát triển dịch vụ du lịch nông thôn đã lĩnh hội được trong chương trình vào việc nâng cao hiệu quả công việc, tham gia tốt hơn vào các hoạt động du lịch cộng đồng, góp phần phát triển ngành du lịch tại địa phương./.

            Anh Vũ (t/h)

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Huyện Quan Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

            Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những giá trị văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, du lịch cộng đồng đang là giải pháp hiệu quả để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

            Huyện Quan Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

            Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những giá trị văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, du lịch cộng đồng đang là giải pháp hiệu quả để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

            Bản Hang (xã Phú Lệ) đã trở thành điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn bậc nhất của huyện Quan Hóa.

            Quan Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch như: Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng sinh học, còn hoang sơ với 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Hu, Pù Luông, Khu Bảo tồn Hạt trần quý hiếm Nam Động); có sự đa dạng cảnh quan thiên nhiên với hệ thống sông núi trùng điệp, nhiều hang động đẹp (hang Phi, hang Co Phường, hang Co Luồng, hang Na,…); hồ tự nhiên (hồ Pha Đay, hồ Vinh Quang)… Ngoài ra, huyện còn có sự đa dạng về bản sắc văn hóa; là nơi giao thoa của các nền văn hóa đồng bào Thái, Mường, Kinh, Mông, Hoa; làng nghề truyền thống; văn hóa dân gian; văn hóa ẩm thực đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện… Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Quan Hóa phát triển du lịch.

            Tuy vậy, nhiều năm trước kia, du lịch ở Quan Hóa chủ yếu được biết đến với loại hình du lịch khám phá thiên nhiên với một số di tích, danh thắng, cách thức tổ chức vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể. Hạ tầng cho hoạt động du lịch vẫn còn thiếu thốn, đường giao thông chưa thực sự thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng khách trên dưới 1.200 người/năm đi du lịch khám phá nhưng chủ yếu là khách du lịch trẻ, tổ chức từng tốp, đoàn đi phượt, ít khi lưu trú lại địa bàn…

            Trước tình hình đó, huyện Quan Hóa đã xây dựng đề án phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2025, trong đó nêu rõ, loại hình du lịch khám phá, cộng đồng sẽ là chủ đạo. Bản Hang, xã Phú Lệ là một trong những địa bàn đầu tiên làm du lịch cộng đồng. Từ những hộ làm du lịch cộng đồng (homestay) đầu tiên cách đây gần chục năm, đến nay trên địa bàn bản Hang có trên 28 hộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện làm du lịch cộng đồng, phục vụ du khách. Đây cũng là điểm đến đầu tiên (tiền trạm) khi khách du lịch đến du lịch Pù Luông. Lượng khách đến với bản ngày một đông, trung bình mỗi năm bản đón được trên 4.000 lượt khách, doanh thu trên 600 triệu đồng. Đến nay, bản Hang là một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn và hút khách nhất của huyện Quan Hóa.

            Cùng với đó lễ công bố tour du lịch Pù Luông vào tháng 10-2018 được xem là cột mốc mới đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ hơn của du lịch cộng đồng của huyện Quan Hóa. Với các tour du lịch cộng đồng kết nối bản Hang (xã Phú Lệ) với nhiều điểm du lịch khác của huyện Bá Thước trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tới thác Ma Hao (Lang Chánh)… Bên cạnh đó, các tour du lịch liên tỉnh từ bản Hang đi Hòa Bình vẫn được các công ty lữ hành duy trì thường xuyên. Để làm đặc sắc thêm hoạt động du lịch cộng đồng, huyện Quan Hóa đã tổ chức các tour du lịch; các lễ hội truyền thống của địa phương; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống; lưu trú tại các nhà sàn cùng dân bản, tìm hiểu cuộc sống thôn bản, trải nghiệm đời sống, lao động của đồng bào dân tộc; tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, đốt lửa trại, thưởng thức các món ăn, đặc sản của địa phương…

            Song song với các tour du lịch, sản phẩm du lịch, huyện đã tổ chức và đăng cai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các sự kiện lớn của tỉnh: Giải Marathon băng rừng Việt Nam – Pù Luông liên tục từ năm 2017 đến nay; tổ chức lễ hội Mường Ca Da lần thứ 3,… đã thu hút được một số lượng lớn du khách, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện. Qua đánh giá của Phòng Quản lý du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch cộng đồng tại Quan Hóa trong khoảng 2 năm trở lại đây đã có sự phát triển nhanh chóng, tích cực hơn.

            Bà Vi Thị Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Quan Hóa cho biết: Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Quan Hóa tập trung phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế; thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng tại chỗ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Quan Hóa, từ đó tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường liên kết với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận trong đầu tư, khai thác, phát triển du lịch sinh thái – cộng đồng; xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thôn bản: Du lịch tìm hiểu không gian văn hóa đồng bào Thái, du lịch dã ngoại sinh thái, du lịch văn hóa ẩm thực, học tập cộng đồng, trải nghiệm cuộc sống người dân… Đồng thời liên kết sản phẩm với các điểm du lịch phụ cận và trong vùng tạo thành các tuyến du lịch hấp dẫn; khuyến khích nhân dân duy trì và phát triển nông nghiệp truyền thống tạo nên nhiều mặt hàng nông sản phục vụ cho hoạt động du lịch; xây dựng nhân rộng mô hình làng văn hóa – du lịch đặc trưng; khôi phục và phát huy khua luống, trống chiêng, khèn bè… của người Thái; triển khai dự án khôi phục các nét văn hóa đặc trưng của đồng bào (Thái, Mường, Mông) như bảo tồn làng Thái cổ; ẩm thực, cồng chiêng, nhảy sạp, hát khặp, khèn bè tại các khu, điểm du lịch; tăng cường văn hóa ẩm thực với nhiều đặc sản, sản vật của địa phương nhằm thu hút lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước…

            Bài và ảnh: Mạnh Cường

            Thông tin thêm
            03/08/2019 | phongviet | Blog

            Phong Nha thời homestay

            Từ người nông dân hay sơn tràng chân lấm tay bùn, ngủ một đêm họ có thể… trở thành chủ homestay bóng lộn.

            Phong Nha, tên gọi hành chính 1 thôn thuộc xã Sơn Trạch (H.Bố Trạch) nằm trong khu dân cư sầm uất của xã, cũng là trung tâm dịch vụ khi đến với Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhưng bức tranh du lịch ở vùng đất kỳ thú ấy đang có những nét vẽ chệch choạc.

            Một ngày đầu mùa du lịch, tôi theo dòng xe đủ loại lớn nhỏ đến từ nhiều tỉnh thành trực chỉ Phong Nha. Đến ngã ba rẽ vào từ đường Hồ Chí Minh, xe giảm tốc độ, cũng là lúc nhiều người đứng hai bên đường như chực nhảy bổ vào xe, miệng nói tay vẫy đủ kiểu. Trên tay họ có những mảnh giấy hay danh thiếp giới thiệu “nơi ăn chốn ở” tại Phong Nha.

            Hình ảnh người kinh doanh chèo kéo khách vẫn dai dẳng ở Phong Nha

            Trung tâm xã Sơn Trạch giờ sầm uất hẳn với hàng loạt hàng quán, sặc sỡ biển hiệu chữ Việt chữ Tây. Xe tôi vừa rẽ vào đường xuống bến thuyền sông Son, ngay lập tức nhiều phụ nữ, cả người đang mang bầu, lao ra bủa vây mời gọi vào quán ăn uống nghỉ ngơi. Tôi rà xe dọc theo trục đường huyết mạch của vùng bờ nam sông Son, một đoạn vài ba cây số nhưng quá nhiều biển hiệu quảng cáo homestay (dịch vụ lưu trú tại nhà dân), hostel, motel. Lướt qua nhiều cơ sở, mới hay gần như đó là homestay “trá hình”. Bởi có cả cơ sở lưu trú mang hình dáng kiểu khách sạn hay nhà nghỉ, phòng sát phòng, điều hòa máy lạnh. Chứ không phải là nhà dân, khung cảnh đơn sơ dân dã gắn với văn hóa cộng đồng đậm nét làng quê Việt. Hầu hết được xây mới. Có nơi gia chủ xây vài ba phòng trong khuôn viên vườn rồi cũng treo bảng homestay. Cảm giác chật chội, bức bí ngay giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.

            Một điểm homestay “hiện đại” đặc trưng ở Phong Nha

            Chúng tôi quyết định dừng chân tại cơ sở L., mới xây dựng và đưa vào sử dụng với quy mô hơn 10 phòng, bố trí 2 tầng, không gian thoáng rộng, chỉ cách bờ sông Son thơ mộng mấy bước chân. Giá chào chung là 700.000 phòng/đêm, nhưng chủ cơ sở quyết định giảm cho tôi 100.000 đồng. Điều hành trực tiếp tại đây là vợ chồng ông S. – bà T. cùng một người con; còn khoản booking, quảng bá trên Internet thì do một người con khác đang học đại học phụ trách. Phụ việc như giặt giũ, vệ sinh có vài phụ nữ địa phương. Cuối chiều và đầu buổi sáng, ông S. lại cầm vợt ra bể bơi mi ni để bắt côn trùng và vớt lá cây rơi vào bể. “Đầu tư hơn 4 tỉ, tiền vay mượn cả. Khách Tây thì chúng tôi xì lô xì la, chỉ trỏ ra hiệu nói chuyện vậy đó”, vừa vớt rác ông S. vừa nói.

            Trời tắt nắng, tôi ra quán nước bên bờ sông Son ngồi. Khung cảnh quá đẹp! Bên kia sông, dãy núi cao sừng sững. Những ngôi nhà nho nhỏ dưới chân núi. Từng đoàn thuyền chở khách tham quan động Phong Nha, Tiên Sơn trở về rộn rã khúc sông. Nhà chị bán nước ở đối diện bên đường. Hỏi sao không làm homestay, chị cười: “Tiền đâu mà làm chú, dân ở đây đa phần nghèo, người ta vay ngân hàng tiền tỉ làm cả đó”.

            UBND xã Sơn Trạch đưa ra con số hơn 110 nhà nghỉ, khách sạn và homestay trên địa bản, trong đó hơn nửa là homestay. Mỗi homestay được hỗ trợ 15 triệu đồng. Chính quyền địa phương đang muốn tạo cơ sở hạ tầng du lịch, tạo công ăn việc làm cho dân nghèo. Nhưng thực tế không phải màu hồng!

            Đến mới hay, “cuộc chiến homestay” ở Phong Nha không kém phần khốc liệt. Khi không còn bám rừng được nữa, nhiều người chỉ biết trông chờ vào dịch vụ, du lịch. Nhưng mọi thứ như đang theo phong trào. Homestay ở Phong Nha gần như do bà con nông dân địa phương lập nên. Và họ phải đối mặt với những “đại gia” hay đôi khi còn gọi là “lord of Phong Nha” (chúa tể Phong Nha) sở hữu các hostel có lượng giường dorm (ký túc xá) rất lớn.

            Các cơ sở lưu trú đua nhau mọc tại Phong Nha

            Những ngày đầu mùa du lịch vừa qua, trên các diễn đàn du lịch, nhiều người tỏ ý choáng váng trước việc cơ sở lưu trú ở Phong Nha hạ giá phòng xuống cực thấp; chỉ 3 – 5 USD/phòng, thậm chí nhiều cơ sở đưa xuống mức “kịch trần” 1 USD/phòng. Mục đích để giành khách. “Cá mập” hạ, “cá con” buộc phải hạ theo. Nhiều người thốt lên, đó là mức giá kỳ quái! Giá đó còn không đủ tiền điện nước; bỏ tiền tỉ nhưng thu tiền ngàn…

            Vì sao có mức giá lạ lùng đó nằm ở việc chủ cơ sở “ăn” vào tiền bán tour cho khách. Có nghĩa, nếu bắt mối, bán được tour cho khách lưu trú thì chủ được trích hoa hồng từ các công ty tổ chức tour, điểm du lịch. Từ đây lại sinh ra chiêu tranh giành khách giữa những nhà làm tour bằng cách đua nhau chi hoa hồng cao. Tiền đó hiển nhiên du khách gánh, muốn chi cao thì hãng tour phải thu cao hoặc giảm chất lượng dịch vụ. Như vậy lại quay về điểm xuất phát giá phòng, dù ở rẻ nhưng khách vẫn phải chi tiền tương đương, thậm chí cao hơn. Nhiều chủ homestay hồn nhiên kể họ chẳng trông chờ gì vào tiền phòng, sống nhờ tiền bán tour là chính!

            Biết vậy, nhưng không phải ai cũng làm được. Gần như đó là cuộc chơi của một số ít “cá lớn”, còn những ông bà chủ “chân đất” chỉ là “cá bé”. Viễn cảnh này họ không hề đoán biết trước khi vay tiền tỉ xây dựng vài ba phòng. Đìu hiu ngày này qua ngày khác trong khi tiền nợ nhiều thêm, đó là điều dù muốn hay không thì nhiều homestay “tay ngang” ở Phong Nha đang phải đối mặt.

            Trong báo cáo về tình hình phát triển mô hình homestay, UBND xã Sơn Trạch cho rằng: đặc điểm của loại hình này là trải nghiệm, tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương; cùng ăn, cùng ở, cùng làm với gia đình chủ nhà. Nhưng trên thực tế, hầu hết người dân chưa hiểu để xây dựng mô hình homestay đúng nghĩa.

            Tiềm năng du lịch ở Phong Nha thì khỏi bàn, nhưng hiệu quả khai thác còn rất thấp, và chính quyền xã nhận ra khâu quản lý loại hình homestay “gặp nhiều khó khăn”. UBND xã Sơn thử đề xuất một số giải pháp. Đấy là yêu cầu quản lý chặt chẽ ngay từ khâu thẩm định cấp phép, có kế hoạch đào tạo lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở nhà dân, ban hành tiêu chuẩn xếp hạng homestay, phải có các dịch vụ mang đậm bản sắc riêng…

            Nếu không điều chỉnh mô hình kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy cho du lịch ở Phong Nha

            Nhưng để giải bài toán, không chỉ có chừng ấy “đề xuất”. Ông Nguyễn Châu Á, Tổng giám đốc Công ty Oxalis, đặt vấn đề các cơ sở cần ngồi lại, soạn ra một thỏa thuận tự nguyện chung cho cộng đồng kinh doanh lưu trú. Không để dân nghèo lâm cảnh nợ nần, các chủ homestay càng phải đoàn kết lập chi hội để không bị các “ông lớn” bắt nạt. Như ở Chiang Mai (Thái Lan), cách làm homestay hay các mô hình kinh doanh đều bài bản, tập hợp thành câu lạc bộ hay nhóm. Các nhóm tự đề ra các tiêu chí mà thành viên cần tuân thủ như chất lượng, dịch vụ, giá cả.

            Một điều cốt lõi nữa mà ông Nguyễn Châu Á gợi ý chính là tạo sản phẩm đa dạng, có chỗ chơi chứ Phong Nha không chỉ có… hang động. Một khi môn mạo hiểm nào cũng có ở Phong Nha, mọi người sẽ cùng cạnh tranh để đưa vương quốc hang động kỳ bí trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm lớn nhất châu Á. Lúc đó, khách đến nhiều, nhà nào cũng có phần bánh của mình.

            Tôi đâm lo khi nhớ lúc ngồi bên dòng Son huyền ảo, anh T. thở dài: “Chỗ tôi cửa đóng khá lâu rồi, có khách đâu? Làm mấy phòng mong kiếm thu nhập, nhưng khắc nghiệt quá. Không đua nổi với họ”.

            Đồ họa: Lâm Nhựt | Ảnh: T.Q.N

            Thông tin thêm
            • 1
            • 2
            • ›
            • »

            Tìm kiếm

            Recent Posts

            • Khi “thượng đế” thiếu ý thức thuê Homestay
            • Du khách tố homestay Đà Lạt lừa đảo, phòng như ổ chuột
            • Khám phá ngôi làng Minion độc đáo giữa Đà Lạt
            • Mô hình du lịch homestay ở huyện vùng cao A Lưới
            • Du lịch cực Nam tìm lại thời vàng son

            Tags

            Berry Valley: Homestay (2) Bonjour Dalat Homestay (1) Bình Yên House (1) Cù Lao Xanh (1) Căn hộ (1) Căn hộ Luxury (1) Dalat80s.NhàMình (1) Department (1) Dream Valley: (1) Hai Ả Homestay (1) Her Homestay Dalat (1) homestay Container (1) homestay Hà tĩnh (1) homestay Đà lạt (3) Lacasa Homestay: (1) Melody (1) Nomad Home Dalat (1) Vũng Tàu (1) Vườn đom đóm: (1) Đà Lạt (1) Đà Lạt Home & Coffee (1) Độc đáo homestay (1) Đợi Một Người (1)

            Vietnamhouse

            Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện và cập nhật, mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gửi về email: [email protected] Hotline: 083 530 0000

            Địa chỉ: G12A-05 The Manor Officetel, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. HCM

            © Copyright 2018 - Một trong những dự án của VietNet Ltd.

            Userful Links

            • Homestay
            • Farmstay
            • Cẩm nang Phượt
            • Contact Us
            • FAQ’s

            Social Links

            • Facebook